Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Già làng tham gia soạn sách giáo khoa

Đông Khánh - 14:39, 08/12/2020

Ông Bàn Văn Minh, dân tộc Dao là già làng ở thôn Thanh Chung, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Là người am hiểu tường tận văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, ông cũng là một trong những thành viên biên soạn bộ sách giáo khoa về tiếng Dao gồm 9 quyển, để giảng dạy trong toàn quốc.

Già làng Bàn Văn Cường thứ năm hàng sau từ phải qua tại Lễ khai giảng lớp truyền dạy chữ dân tộc Dao.
Già làng Bàn Văn Cường thứ năm hàng sau từ phải qua tại Lễ khai giảng lớp truyền dạy chữ dân tộc Dao.

Chính quyền tin tưởng, người dân kính trọng

Trong lần đến công tác tại xã Tuấn Mậu, chúng tôi được gặp già làng Bàn Văn Minh, người am hiểu khá tường tận văn hóa truyền thống của người Dao trên rẻo cao này. Thì ra, già Cường đã từng được thay mặt cho đồng bào dân tộc Dao ở Việt Nam đi dự buổi gặp mặt giao lưu của cộng đồng những người Dao trên toàn thế giới. Ông cũng trở thành thành viên của Trung tâm Phát triển văn hóa dân tộc miền núi, là một trong những thành viên biên soạn bộ sách giáo khoa về tiếng Dao của Việt Nam gồm 9 quyển, để giảng dạy trong toàn quốc.

Năm nay đã bước qua tuổi 74, nhưng già Cường vẫn tâm huyết và hăng hái với công việc chung của cộng đồng. Bên khu vườn nhìn ra dãy núi Yên Tử đại ngàn quanh năm mây trắng, già Cường tâm sự về hoàn cảnh của gia đình, bản thân. “Ngày xưa, gia đình tôi nghèo lắm, nhà lại đông anh em nên không thể đến trường. Đã thế, cuộc sống của người Dao khi ấy cứ nay ngọn núi này, mai quả đồi khác theo tập quán du canh, du cư nên việc học hành của tôi vì thế phải lỡ dở”, già Cường kể.

Sau này theo kháng chiến, ăn ở với cán bộ, bộ đội nên già Cường mới bắt đầu làm quen với chữ Quốc ngữ. Được cán bộ, bộ đội dạy chữ, ông nhận ra rằng, nếu không biết chữ thì không thể hiểu và tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nên càng quyết tâm theo học và rồi cũng học hết được chương trình lớp 4, nhưng lúc đó đã quá tuổi để học lên tiếp.

Năm 2000, già Cường nghỉ hưu. Khi đó, quê hương có sự chuyển biến mạnh mẽ với Dự án Nhiệt điện Đồng Rì, Dự án khai thác than thành phẩm của Công ty 45, các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng hệ thống đường sá mới cho toàn bộ khu vực, các dự án trồng cây, gây rừng... Ông lại được thường trực Huyện ủy Sơn Động mời tiếp tục ở lại Đảng ủy xã với vai trò cố vấn, để cùng với địa phương xây dựng nên một Thanh Sơn, Tuấn Mậu như ngày nay.

Đi tìm nguồn cội

Khi công việc xã hội đã bớt vướng bận, già Cường quyết định đi tìm và khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống bấy lâu nay của người Dao có nguy cơ phai nhạt. Việc đầu tiên là ông bắt tay vào nghiên cứu, học tập chữ của người Dao cổ. “Phải bảo tồn chữ viết dân tộc mình, mất chữ viết là mất bản sắc dân tộc, mất cội nguồn và mất truyền thống” già Cường nhấn mạnh.

Già cũng luôn tâm niệm, học chữ Dao là còn để học làm một người Dao thực thụ. Do đó, một thời gian dài hễ nghe ở đâu có người biết về sách, chữ Dao là ông tìm đến tiếp cận các văn bản cổ rồi ghi chép lại cẩn thận. Cứ thế, kho văn bản bằng chữ Dao trong nhà ông mỗi ngày một dày lên. Hiện nay, già Cường lưu giữ hàng trăm đầu sách, trong đó có những cuốn sách cổ, quý hiếm và hằng ngày ông vẫn không ngừng tự học và bồi đắp kiến thức từ kho tàng cổ ấy.

Được sự giúp đỡ của Bảo tàng Bắc Giang, thời gian trước, già Cường mở lớp dạy chữ Dao cho đồng bào trong huyện với hàng trăm học viên tham gia. Đặc biệt, học viên trẻ khi đến với ông còn được truyền dạy đạo lý của người Dao, cách đối nhân xử thế, phong tục tập quán, như: “Cha là Trời, mẹ là Đất, không kính cha mẹ thì còn kính ai?” hay “Có chữ không dạy là con hư, có ruộng không làm thì thóc không đầy bồ”… Những lý lẽ ấy thật đơn giản mà dễ hiểu, dễ đi vào lòng người./.