Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Gia Lai: Bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Ba Na, Gia Rai

Ngọc Thu - 11:56, 27/07/2024

Trong hơn 1 tháng (từ 26/7 - 28/8), tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.

Quang cảnh lớp bồi dưỡng
Quang cảnh lớp bồi dưỡng

Tại lớp bồi dưỡng, hơn 80 nghệ nhân Gia Rai, Ba Na đến từ các địa phương trên địa bàn tỉnh được chia thành 3 lớp bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hóa phi vật thể (mỗi lớp 10 ngày) để tham gia tập huấn gò chỉnh chiêng. 

Các nghệ nhân được Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc Phạm Chí Khánh (Nhà hát Tuồng Việt Nam), nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền - Ban Nghiên cứu nghệ thuật (Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trực tiếp truyền dạy.

Các lớp bồi dưỡng được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức chuyên môn về truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trình diễn dân gian cho nghệ nhân; đồng thời xây dựng tài liệu về cồng chiêng, làm cơ sở để truyền dạy cho các thế hệ trẻ người Gia Rai, Ba Na về cách chỉnh chiêng.

Các học viên tham gia lớp tập huấn năm 2023 trình diễn cồng chiêng
Các học viên tham gia lớp tập huấn năm 2023 trình diễn cồng chiêng

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung cho biết: Trước đó, năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã mở lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 34 nghệ nhân DTTS trên địa bàn tỉnh. Với mục đích giúp nhiều người hơn nữa được tiếp cận kỹ thuật chỉnh chiêng nhằm bảo tồn và lưu giữ kho tàng cồng chiêng trong cộng đồng, năm nay Sở tiếp tục mở lớp. 

Sau khi hoàn thành lớp tập huấn, các nghệ nhân sẽ truyền đạt lại kiến thức đã học đến cộng đồng nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn, giữ gìn di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời, sẵn sàng tham gia các hoạt động liên quan đến cồng chiêng tại địa phương, phục vụ cộng đồng.