Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Gặp mặt nghệ nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn văn hóa các DTTS

Nguyệt Anh - 09:02, 30/09/2022

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2379/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc, năm 2022.


Hội nghị được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Hội nghị được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn (Ảnh minh họa)

Hội nghị dự kiến diễn ra trong 2 ngày 18-19/11/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây, Hà Nội). Hội nghị có sự tham gia của khoảng 125 đại biểu, trong đó có các nghệ nhân, già làng, trưởng bản các dân tộc khu vực phía Bắc gồm 17 tỉnh, thành phố (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và thành phố Hà Nội); đại diện các già làng, trưởng bản, nghệ nhân đang tham gia hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam…

Nội dung Hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề gồm: Xác định nội dung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa; đề xuất các giải pháp hữu hiệu; cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp để bảo tồn văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Gặp gỡ, lấy ý kiến những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số các già làng, trưởng bản cùng tìm ra các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với vùng miền và từng giai đoạn để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc có hiệu quả.

Song song với đó là phổ biến, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thông báo tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua Hội nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc".

* Dịp này, các nghệ nhân sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...