Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Gần 10 nghìn người tử vong do COVID-19 trong một ngày qua

PV - 09:37, 16/02/2022

Đến sáng 16/2, thế giới có tổng số 415.755.953 ca nhiễm và 5.855.065 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm 1.881.280 ca nhiễm và 9.768 ca tử vong mới. Với 177.515 ca nhiễm mới, Đức là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất thế giới; trong khi Mỹ là quốc gia có số ca mới tử vong do COVID-19 nhiều nhất trên thế giới trong ngày qua với 2.035 ca.

Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 vẫn tiếp tục tăng cao trên thế giới. (Ảnh: AFP)
Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 vẫn tiếp tục tăng cao trên thế giới. (Ảnh: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 16/2, đã có 338.401.631 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 71.499.257 ca bệnh đang điều trị, có 71.413.603 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 85.654 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 225 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 1.017.955 ca nhiễm và 3.913 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 146.102.540 ca nhiễm mới và 1.668.817 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Đức, Nga và Pháp có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 177.515; 166.631 và 142.253 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga cũng là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực với 704 ca, tiếp sau đó là Pháp (390 ca) và Italy (388 ca).

Với 109.244.915 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 16/2, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 525.090 ca nhiễm mới và 1.831 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người mới nhiễm cao nhất tại châu Á là: Thổ Nhĩ Kỳ (94.730 ca), Nhật Bản (63.581 ca) và Hàn Quốc (57.175 ca); 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong nhiều nhất do COVID-19 là: Ấn Độ (515 ca), Thổ Nhĩ Kỳ (309 ca) và Iran (167 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 93.441.010 ca, trong đó có 1.369.664 ca tử vong và 62.318.265 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 86.744 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Mexico với 7.831 ca và Canada với 5.254 ca nhiễm mới. Cùng với đó, Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với 2.035 ca; sau đó là Mexico với 146 ca, Canada với 83 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 178.882 ca nhiễm và 1.411 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 52.411.981 ca và 1.240.623 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 123.827 ca nhiễm mới, sau đó là Chile với 22.845 ca, và Argentina với 18.573 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 909 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là Argentina với 236 ca và Colombia với 138 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 16/2, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 11.375.157 ca, trong đó có 245.475 ca tử vong và 10.365.565 ca bình phục. 3 quốc gia có số ca nhiễm nhiều nhất châu lục là: Nam Phi (3.645.269 ca), Morocco (1.156.356 ca); Tunisia (968.393 ca). Và 3 quốc gia có số ca tử vong nhiều nhất là: Nam Phi (97.431 ca), Tunisia (27.145 ca) và Ai Cập (23.409 ca).

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 3.179.629 ca nhiễm (tăng 27.826 ca) và 7.153 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 55 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 24.983 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.946.681 ca, trong đó 4.668 ca tử vong (tăng 50 ca). Tiếp sau đó là New Celedonia với 1.958 ca và New Zealand với 755 ca nhiễm mới trong ngày qua.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Cơ quan an ninh y tế Anh (UKHSA) này 15/2 đã công bố đánh giá cho biết COVID kéo dài (Long COVID) dường như ít có nguy cơ ảnh hưởng đến những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 hơn là những người chưa được tiêm phòng. UKHSA cho hay nguy cơ bị các triệu chứng COVID kéo dài ở những người đã tiêm 2 mũi vaccine của Pfizer/BioNTech, AstraZeneca hoặc Moderna, hay vaccine 1 mũi của J&J thấp hơn 50% so với những người chưa được tiêm vaccine.

Theo Giáo sư Mary Ramsay, người phụ trách hệ miễn dịch tại UKHSA, những nghiên cứu này làm tăng thêm những lợi ích tiềm năng của việc tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng COVID-19. Bà nhấn mạnh tiêm chủng là cách tốt nhất để bảo vệ chính bản thân khỏi bị các triệu chứng COVID kéo dài khi người đó chẳng may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, đồng thời cũng hỗ trợ giảm thiểu sự tác động của bệnh này trong dài hạn./.