Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V tại Vĩnh Long 2021 từ ngày 7-10/1/2022

T.Hợp - 16:03, 05/01/2022

Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ V - Vĩnh Long 2021 do Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tổ chức sẽ được diễn ra từ ngày 7-10/1/2022, tại đường Võ Văn Kiệt, phường 9, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.


Festival lúa gạo Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo. Ảnh minh họa
Festival lúa gạo Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo. Ảnh minh họa

Theo Ban tổ chức, đến nay, hội chợ đã thu hút được 390 gian hàng tham gia triển lãm các sản phẩm như: Khu Hội chợ triển lãm của của các đơn vị tài trợ; khu triển lãm máy móc vật tư nông nghiệp; khu triển lãm của các doanh nghiệp huyện, thị tỉnh Vĩnh Long; khu triển lãm doanh nhân trẻ tỉnh Vĩnh Long và khu triển lãm xúc tiến thương mại của các tỉnh…

Trong khuôn khổ của sự kiện sẽ diễn ra các hoạt động như: hội chợ triển lãm hội nông dân, doanh nghiệp, xúc tiến thương mại các tỉnh. Cùng với đó là các hội thảo, hội thi như: hội thảo: “Sản phẩm OCOP & Phát triển ngành hàng lúa gạo: Động lực quan trọng để phát triển nông thôn mới”; hội thi: “Gạo ngon thương hiệu Việt”, “Món ngon chế biến từ gạo - nếp Việt Nam”.

Festival lúa gạo Việt Nam- Vĩnh Long lần này còn là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu rộng rãi sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác, phát triển ngành công nghiệp chế biến ở địa phương và khu vực ĐBSCL.

Bên cạnh đó, Festival cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, từng bước hướng đến sản xuất lúa hữu cơ, lấy tăng trưởng xanh làm nền tảng, đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL.

Đồng thời, thúc đẩy xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn. Hỗ trợ các doanh nghiệp, nông dân hoạt động hiệu quả và giúp ngành hàng lúa gạo Việt Nam, cũng như các thương hiệu nông sản có chỉ dẫn địa lý tăng sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế./.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.