Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đừng cấm cái này lại sinh ra cái khác

Hồng Phúc - 15:04, 30/06/2020

Ngày 17/6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ vốn gây tranh cãi trong thời gian qua. Kết quả có 436/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành cấm loại dịch vụ này. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị xóa sổ từ ngày 1/1/2021.

Một nạn nhân bị nhóm côn đồ khóa trái cửa phải nhờ đến lực lượng chức năng phá khóa đưa gia đình ra khỏi nhà
Một nạn nhân bị nhóm côn đồ khóa trái cửa phải nhờ đến lực lượng chức năng phá khóa đưa gia đình ra khỏi nhà

Tại Việt Nam, dịch vụ đòi nợ thuê hiện đang bị biến dạng một cách phổ biến thành côn đồ núp bóng công ty đòi nợ thuê, gây mất an ninh trật tự xã hội. Đã không ít công ty núp bóng dưới hình thức kinh doanh này để khủng bố con nợ bằng những hành vi đi ngược lại pháp luật, đòi nợ kiểu xã hội đen, như: Đổ sơn, chất thải vào tư gia con nợ, dằn mặt bằng ngôn ngữ xúc phạm, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích… thậm chí có vụ dẫn đến chết người. 

Vì thế, xóa sổ dịch vụ đòi nợ thuê là đúng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, nhu cầu thuê đòi nợ trên thực tế là một nhu cầu có thực trong xã hội, bởi có rất nhiều tình huống giao dịch biến thành nợ khó đòi khi bên cho vay yếu về chứng cứ pháp lý như: Cho người quen vay, vay bằng giấy viết tay… Vì vậy, khi cấm hoạt động đòi nợ thuê công khai thì khả năng phát sinh các hoạt động đòi nợ chìm theo kiểu xã hội đen sẽ phát triển mạnh. 

Cấm thì rất dễ nhưng liệu có giải quyết được tình hình hay là cấm cái này thì tạo điều kiện cho những tiêu cực khác phát triển? Điều này đòi hỏi đồng thời cải cách tư pháp phải được đẩy mạnh hơn nữa để quá trình giải quyết tại tòa được rút ngắn và người dân có niềm tin để lựa chọn tòa án khi cần thu hồi nợ mà không phải nhờ đến dịch vụ đòi nợ thuê hay xã hội đen. 

Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.