Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Dự án 8 Chương trình MTQG với bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị thế của phụ nữ (Bài 2)

Thúy Hồng - 11:20, 31/08/2024

Để công tác thúc đẩy bình đẳng giới đạt các mục tiêu của Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ nữ các cấp đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi. Với đa dạng các hình thức tuyên truyền, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của hội viên, phụ nữ đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.

Một tiểu phẩm truyền thông về bình đẳng giới tại Liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS được tổ chức tại Điện Biên vào đầu tháng 3/2024
Một tiểu phẩm truyền thông về bình đẳng giới tại Liên hoan các mô hình sáng tạo trong truyền thông phát huy tập tục văn hóa tốt đẹp của các DTTS được tổ chức tại Điện Biên vào đầu tháng 3/2024

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền

Mới đây, vào những ngày cuối tháng 8, chúng tôi về huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn công tác, đúng dịp ở địa phương đang diễn ra Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em. Theo thông tin của Hội Phụ nữ huyện, việc tổ chức hội thi nhằm tạo điều kiện để các Tổ truyền thông cộng đồng trong toàn huyện có dịp giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa cán bộ, hội viên phụ nữ về các giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả đối với công tác bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại, mua bán phụ nữ, trẻ em.

Đặc biệt, thông qua các phần thi kiến thức, năng khiếu tiểu phẩm truyền thông, các đội thi đã nêu bật về những vấn đề nổi cộm tại địa phương. Từ đó, đưa ra cách giải quyết hợp lý, thuyết phục, thể hiện rõ sự hiểu biết và vai trò nhiệm vụ của Tổ truyền thông cộng đồng trong công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ, trẻ em…

Tiểu phẩm truyền thông tại Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Tiểu phẩm truyền thông tại Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

Cũng liên quan đến hoạt động này, tại tỉnh Đăk Lăk, địa phương tổ chức Liên hoan "Các mô hình Tổ truyền thông cộng đồng gắn với tìm hiểu Luật Bình đẳng giới”. Sự kiện này cũng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các Tổ truyền thông cộng đồng tại các địa phương trong tỉnh.

Điển hình như Tổ truyền thông cộng đồng đến từ huyện Ea Súp, là đội có phần thi sân khấu hóa gây ấn tượng nhất về tình trạng tảo hôn. Các thành viên của Tổ đã thể hiện sinh động thực trạng về tảo hôn đang diễn ra tại địa phương và đưa ra hướng giải quyết một cách thuyết phục, phù hợp.

Anh Hùng Liên, buôn Ba Na, xã Ia J’lơi, huyện Ea Súp, thành viên của Tổ chia sẻ: Thông qua tiểu phẩm truyền thông, chúng tôi mong muốn có thể lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bình đẳng giới, qua đó giúp các đơn vị khác có thêm kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phong tục, tập quán cũ.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã có nhiều cách làm sáng tạo để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS. 

Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã tổ chức các hoạt động truyền thông với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi nhận được sự hưởng ứng tích cực của các hội viên phụ nữ như: Liên hoan các mô hình truyền thông xoá bỏ định kiến giới thông qua hình thức giới thiệu sách, triễn lãm ảnh theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, Hội thi tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống lạo lực, xâm hại, buôn bán phụ nữ và trẻ em...

Chị em phụ nữ DTTS tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới
Chị em phụ nữ DTTS tìm hiểu kiến thức về bình đẳng giới

Tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển

Song song với công tác tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt tập thể, các Tổ truyền thông cộng đồng còn phối hợp với cán bộ địa phương, xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Qua đó, ngày càng khẳng định vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Chị Lý Thị Xuân, dân tộc Dao, hội viên phụ nữ thôn Nà Khu, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chia sẻ: Thời gian qua, Chi hội Phụ nữ thôn đã tổ chức các buổi tuyên truyền lồng ghép những kiến thức về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới đến với đông đảo hội viên và Nhân dân, nên các thành viên trong gia đình đã nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, chị em phụ nữ được tôn trọng, được tham gia các hoạt động xã hội và được chia sẻ những công việc nặng nhọc.

Theo bà Hoàng Thị Ngân, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn, việc tăng cường công tác truyền thông đã góp phần làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên và Nhân dân về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Những kết quả đạt được đã dần khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng DTTS.

Với cách làm hiệu quả, mô hình sáng tạo trong việc tuyên truyền, triển khai Dự án 8 của các cấp hội phụ nữ, đã từng bước thay đổi, nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực hiện bình đẳng giới. Từ đó, tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS phát triển toàn diện, có cuộc sống tốt hơn, bình đẳng hơn.

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ở cấp Trung ương đã tổ chức 6 lớp tập huấn, 9 cuộc truyền thông/giao lưu tại các tỉnh Quảng Bình, Bình Phước, Thanh Hóa, Điện Biên. Tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát huy tập tục văn hoá tốt đẹp của các DTTS trong thúc đẩy bình đẳng giới” với sự tham dự của 200 người; Hội nghị tư vấn pháp luật lồng ghép với phiên tòa giả định về phòng, chống bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em với sự tham dự của 1.400 người; Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho thanh niên DTTS tại xã Thanh Sơn, huyện Như Xuân Thanh Hoá và xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh, Bình Phước…

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.