Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đề nghị UNESCO đưa Di sản văn hóa Mo Mường vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Minh Nhật - 08:40, 31/08/2024

"Sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" - đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Đức Hinh tại cuộc làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, ngày 29/8.

Thầy Mo Bùi Văn Minh trong một buổi lễ làm mát nhà của người Mường (ảnh tư liệu).
Thầy Mo Bùi Văn Minh trong một buổi lễ làm mát nhà của người Mường. (Ảnh tư liệu)

Cũng theo ông Bùi Đức Hinh, thời gian tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình tiếp tục thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh”. Các ngành phối hợp xem xét giải quyết, bố trí nguồn lực cho ngành Văn hóa để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng về bảo tồn các di sản văn hóa của tỉnh Hòa Bình.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong 9 tháng năm 2024, Sở đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành các Chương trình, Đề án, Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch do Sở tổ chức luôn gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và bước đầu đã đạt được các tiêu chí cơ bản trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Các hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, ước 8 tháng năm 2024 toàn tỉnh đón trên 3 triệu lượt khách du lịch.

Theo bà Quách Thị Kiều, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, hiện nay nguồn lực bố trí cho ngành Văn hóa của tỉnh còn hạn chế. Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...