Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đề nghị gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới tại Nghệ An

An Yên - 13:40, 11/12/2023

Đề án xây dựng NTM trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 - 2020, là “cánh cửa” mở ra nhiều cơ hội cho các xã vùng biên. Trước thực tế đời sống kinh tế -xã hội các xã biên giới còn nhiều khó khăn như hiện nay, các tầng lớp Nhân dân Nghệ An đã mong muốn Chính phủ gia hạn cơ chế đặc thù trong xây dựng nông thôn mới cho 27 xã thuộc 6 huyện biên giới.

 Tình hình kinh tế- xã hội ở các xã biên giới Nghệ An vẫn đang còn rất nhiều khó khăn
Tình hình kinh tế- xã hội ở các xã biên giới Nghệ An vẫn đang còn rất nhiều khó khăn

Sau thời gian khảo sát, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tỉnh, công bố kết quả thăm dò ý kiến của dư luận về công tác xây dựng NTM tại các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Để có kết quả này, nhóm khảo sát đã lựa chọn 1.000 hộ dân và 390 cán bộ công chức ở 26 xã thuộc 7 huyện miền núi gồm: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Thanh Chương và Quỳ Hợp để lấy ý kiến tổng hợp.

Cuộc khảo sát nắm bắt ý kiến, đánh giá, thông tin về nhận thức, tư tưởng, các yếu tố thuận lợi khó khăn, nhu cầu nguyện vọng trong việc xây dựng NTM… của người dân cũng như chính quyền địa phương.

Thống nhất xóa bỏ tư tưởng chông chờ chính sách của Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất tiếp tục duy trì các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi sau khi về đích nông thôn mới
Thống nhất xóa bỏ tư tưởng trông chờ chính sách của Nhà nước, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến đề xuất tiếp tục duy trì các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi sau khi về đích nông thôn mới (Trong ảnh: Làm đường giao thông từ Chương trình xây dựng NTM ở Tân Kỳ)

Qua điều tra cho thấy, có 98,5% người dân tại 26 xã được khảo sát có nghe, biết về chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, mức độ nhận biết, thông hiểu chưa đầy đủ các nội dung được truyền tải. 100% cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản biết về chủ trương, nội dung chương trình xây dựng NTM; trong đó, 86,6% hiểu rõ và 13,4% hiểu một phần. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ và người dân có tư tưởng không muốn về đích NTM vì lo ngại bị cắt các quyền lợi, chế độ, chính sách, nhất là chế độ bảo hiểm y tế, hỗ trợ học hành cho con em...

Mặc dù đều thống nhất xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại khi xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An, nhưng không ít đội ngũ cán bộ và người dân đồng ý với đề xuất tiếp tục duy trì các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi sau khi về đích nông thôn mới.Thời gian duy trì là từ 3 đến 5 năm sau khi các xã này được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ việc tổng hợp kết quả khảo sát, người dân đã đề xuất Chính phủ tiếp tục gia hạn cơ chế đặc thù cho 27 xã biên giới của tỉnh Nghệ An theo Quyết định 61/QĐ-TTg ngày 12/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh một số tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 áp dụng cho xã miền núi khu vực III phải thấp hơn vùng có điều kiện kinh tế phát triển. 

Hiện tại, Nghệ An đã có 309/411 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Những xã chưa đạt chuẩn chủ yếu tập trung ở 11 huyện miền núi, vùng đồng bào DTTS. Nghệ An đang đề ra kế hoạch đến năm 2025, có ít nhất 340 xã đạt chuẩn NTM, tương đương 82,7% số xã toàn tỉnh.