Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Dấu ấn chuyển đổi số vùng đồng bào DTTS ở Quảng Ngãi

Minh Thu - 08:24, 11/07/2024

Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Trong đó, tỉnh tập trung ưu tiên các địa bàn vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Tổ CNSCĐ hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Tổ Công nghệ số cộng đồng hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh

Phát huy vai trò Tổ công nghệ số cộng đồng

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước đã thành lập được 1.141 Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) đến cấp thôn, xóm. Đến nay, 100% Tổ CNSCĐ đều có những cách làm riêng, sáng tạo, phù hợp đặc điểm dân cư từng địa phương.

Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện thể chế số, đơn vị chú trọng để việc CĐS lan toả đến tận cộng đồng, đến từng người dân, để hình thành công dân số. Tỉnh xác định, CĐS là giải pháp, là động lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác.

Ông Trần Thanh TrườngGiám đốc Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi

Như ở huyện đảo Lý Sơn, từ đầu năm 2022, tỉnh Quảng Ngãi tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) tại thôn Bắc An Bình - nơi có 150 hộ dân với khoảng 550 nhân khẩu. Tổ CNSCĐ thôn đã phát huy mạnh mẽ vai trò, thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người”, tuyên truyền để người dân quen dần với các khái niệm về CĐS.

Đến nay, nhiều người dân Bắc An Bình đã sử dụng thành thạo điện thoại thông minh quét mã QR để thanh toán tiền hàng; đăng ký sử dụng bảo hiểm xã hội số và thực hiện nhiều thủ tục hành chính khác.

Bà Nguyễn Thị Thành, người dân ở thôn Bắc An Bình, huyện đảo Lý Sơn chia sẻ: “Ở trên đảo, việc sử dụng mã QR để thanh toán trên điện thoại thông minh là rất phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ CĐS, việc thực hiện các thủ tục hành chính cũng rất nhanh gọn, thuận tiện, do điện thoại thông minh đã được tích hợp nhiều ứng dụng”.

Hay như ở huyện Tư Nghĩa, xã Nghĩa Điền đã xây dựng thành công mô hình “Chi trả không dùng tiền mặt” dành cho đối tượng nhận tiền trợ cấp xã hội. Từ đầu năm đến nay, các thành viên trong Tổ CNSCĐ xã đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con sử dụng điện thoại thông minh, đăng ký tài khoản ngân hàng và đăng ký nhận tiền bảo trợ xã hội hằng tháng qua tài khoản và giải thích những khúc mắc đối với những người bảo trợ. Đến nay, người dân rất ủng hộ mô hình này vì thấy thuận tiện”.

Tổ CNSCĐ xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Tổ CNSCĐ xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh

Còn theo ông Trương Văn Sang, người dân thôn An Phước, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi: Trước nay, dù có sử dụng điện thoại thông minh, nhưng cũng chủ yếu là đọc tin tức. Bây giờ, được các cán bộ hướng dẫn sử dụng các ứng dụng trong điện thoại thông minh. Từ căn cước công dân, bảo hiểm y tế, giấy tờ xe đều được cài trong điện thoại. Khi cần mở điện thoại ra là có thể sử dụng ngay, rất tiện lợi.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nghĩa Hành, bà Vũ Thị Kim Loan khẳng định: “Tổ CNSCĐ đã và đang phát huy vai trò là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo công tác CĐS tại các địa phương. Họ nắm bắt được thông tin liên quan đến nhiệm vụ về triển khai đến cho người dân, doanh nghiệp và có thể tiếp cận, đến với người dân mọi lúc, mọi nơi”.

Xác định CĐS là tất yếu

Xác định CĐS là tất yếu và sẽ tác động mạnh mẽ đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng và khởi động sớm bằng các chủ trương, chính sách cụ thể với quyết tâm chính trị rất cao, tạo đà để Quảng Ngãi bứt phá.

Tỉnh Quảng Ngãi xác định, CĐS là giải pháp, là động lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác.
Tỉnh Quảng Ngãi xác định, CĐS là giải pháp, là động lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác

Để đẩy mạnh CĐS, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết về CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá về phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời, xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung và đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Tỉnh Quảng Ngãi cũng tập trung đẩy mạnh CĐS vùng đồng bào DTTS và miền núi nhằm giúp bà con được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá các sản phẩm địa phương với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành kế hoạch về thực hiện CĐS và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, 100% cơ quan quản lý, thực hiện chương trình CĐS từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá. Mục tiêu đến năm 2025, Quảng Ngãi nằm trong nhóm khá về Chỉ số đánh giá CĐS.

Theo ông Trần Thanh Trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi, bên cạnh việc từng bước hoàn thiện thể chế số, đơn vị chú trọng để việc CĐS lan toả đến tận cộng đồng, đến từng người dân, để hình thành công dân số. Tỉnh xác định, CĐS là giải pháp, là động lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh, thành phố khác.

Năm 2023, tỉnh Quảng Ngãi thuộc nhóm 21 địa phương hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản điện tử cao nhất cả nước, là tỉnh đứng đầu cả nước về thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính. CĐS đã và đang lan tỏa mạnh mẽ tới từng ngành, từng lĩnh vực, đi vào đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đã có hơn 957.600 lượt cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về CĐS, 77,12% dân số được phổ cập kỹ năng số.