Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Dân “chạy gạo”, ruộng lại bỏ hoang

Khánh Ngân - 07:45, 18/04/2022

Trong khi người dân ở thôn Tường Vân vẫn phải “chạy gạo”, thì có khoảng 40 ha đất trồng lúa ở xã Triệu An, huyện Triệu phong, tỉnh Quảng Trị bỏ hoang do nhiễm mặn. Trước thực tế này, đòi hỏi các cấp chính quyền sở tại cần phải có những giải pháp cụ thể để “lấy lại” ruộng lúa và ngăn chặn kịp thời tình trạng đất nhiễm mặn để đảm bảo cuộc sống cho Nhân dân nơi đây.

Ông Trần Văn Sằn, Phó Trưởng thôn Tường Vân tiếc nuối về diện tích đất trồng lúa của thôn bỏ hoang do nhiễm mặn
Ông Trần Văn Sằn, Phó Trưởng thôn Tường Vân tiếc nuối về diện tích đất trồng lúa của thôn bỏ hoang do nhiễm mặn

Ruộng bỏ hoang do nhiễm mặn

Hơn 40 ha trong tổng số 80 ha diện tích ruộng lúa của thôn Tường Vân, đã bỏ hoang nhiều năm nay do nhiễm mặn. Là vùng sản xuất nông nghiệp, thấy đất lúa bỏ hoang, ai cũng xót. Nhưng cũng đành phó mặc vì nước biển xâm thực là việc của thiên nhiên.

Muốn ngăn mặn, cải tạo phải có số tiền lớn để đắp đê, xây cống ngăn mặn. Nhưng với số tiền lớn như vậy, lại là việc vượt ra ngoài sức đóng góp của dân làng Tường Vân. Điều đáng nói, số diện tích đất lúa nhiễm mặn đang có xu hướng gia tăng. Số diện tích còn lại cũng chỉ canh tác lúa một vụ, nhưng cũng phải “nhờ nước trời” vì không có hệ thống thủy lợi.

Cùng với nước biển dâng, triều cường lên làm nước mặn xâm thực. Một nguyên nhân khác được xác định làm cho số diện tích đất lúa ở thôn Tường Vân nhiễm mặn, đó là do phong trào nuôi tôm của làng phát triển.

Theo đó, vào khoảng những năm 2000, phong trào nuôi tôm ở khu vực đầm Hà Tây, và ven sông bao quanh thôn Tường Vân phát triển rất mạnh. Nhờ nuôi tôm, những năm đầu nhiều hộ gia đình đã đổi đời nhanh chóng. Cùng với lợi nhuận lớn từ tôm cũng khiến nhiều gia đình xem nhẹ việc trồng lúa.

Có mặt tại thôn Tường Vân vào một buổi chiều đầu hè, hơi mặn bốc lên bị gió thổi người rất khó chịu. Hơi mặn cũng làm cho những ngôi nhà ở bìa ruộng hoen ố.

Ông Nguyễn Tấn Còn, một hộ dân có nhà ở trước khu ruộng bỏ hoang ở vùng Cựa cho biết: “Gia đình tôi canh tác khoảng 10 sào ruộng lúa, nhưng do nhiễm mặn nên bỏ hoang khoảng 5 sào. Ruộng bỏ hoang cho cỏ mọc rất lãng phí”.


Cùng với 40 ha bỏ hoang, số diện tích còn lại canh tác cũng không hiệu quả do thiếu hệ thống tưới tiêu
Ngoài 40 ha bỏ hoang, số diện tích còn lại canh tác cũng không hiệu quả do thiếu hệ thống tưới tiêu

Cần một tuyến đê ngăn mặn

Trước thực trạng đất ruộng bỏ hoang hàng chục năm, cũng có hộ dân đề xuất cho chuyển đổi sang nuôi tôm. Tuy nhiên, thôn không đồng ý bởi lo ngại việc nuôi tôm ở vùng ruộng bỏ hoang, sẽ càng làm tình trạng nhiễm mặn nghiêm trọng hơn và mặn sẽ xâm lấn sâu hơn vào khu dân cư gây nhiều hệ lụy trong tương lai.

Đất bỏ hoang nhiều năm nên đến nay các loại cỏ chát, cỏ năn mọc ken dày rất lãng phí. Hầu hết các hộ dân có ruộng mong muốn, được các cấp, ngành có giải pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng nhiễm mặn để trồng lúa trở lại, nhằm chủ động nguồn lương thực tại chỗ.

Ông Trần Văn Sằn, Phó trưởng thôn Tường Vân chia sẻ: “Vấn đề bức thiết và mong muốn trước mắt hiện nay của cán bộ và Nhân dân thôn Tường Vân, là được các ngành, cấp trên hỗ trợ xây dựng 1,2 km tuyến kênh mương bê tông ở khu vực vùng Cựa đoạn tiếp giáp với khu hồ tôm.

Theo kinh nghiệm của các cụ cao niên, chỉ cần có tuyến mương có đáy rộng khoảng 1m, mặt mương rộng 2m, chiều cao đáy mương lên mặt mương 1,2 m… để đảm bảo việc chống thấm mặn từ hồ tôm vào, đồng thời giữ lại nước ngọt phía trong ruộng để rửa mặn. nếu làm được như vậy, thì hơn 40 ha đất trồng lúa ở thôn Tường Vân, xã Triệu An sẽ sản xuất được.

Trong khi, người dân vẫn phải “chạy gạo” ăn hằng ngày, việc hơn 40 ha đất trồng lúa bỏ hoang là điều lãng phí. Nguyện vọng của người dân có được một tuyến đê ngăn mặn, là nguyện vọng bức thiết và chính đáng mà hiện nay, người dân đang trông chờ vào cơ quan chức năng ở huyện Triệu Phong, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị...