Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đắk Lắk: Báo động tình trạng ngộ độc do ăn nấm

Hoàng Thùy - 13:40, 04/06/2023

Ngày 4/6, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: bệnh viện vừa tiếp nhận 6 bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì ngộ độc do ăn nấm mọc từ xác nhộng ve sầu.

Nấm độc từ nhộng ve sầu
Nấm độc từ nhộng ve sầu

Theo đó, trưa ngày 3/6, bệnh viện tiếp nhận 6 bệnh nhân gồm 5 bệnh nhân người lớn là K.V.Đ (45 tuổi), T.H.T (52 tuổi), N.V.L (52 tuổi), L.N.R (41 tuổi), C.C.R (38 tuổi) và 1 bệnh nhi là C.Y.H (11 tuổi). Tất cả các bệnh nhân cùng trú xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

Thời điểm nhập viện, 3 bệnh nhân người lớn trong tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo, rung giật cơ, rung giật nhãn cầu, tay chân yếu không cử động được. Các bệnh nhân còn lại có biểu hiện nhẹ hơn, tiếp xúc tỉnh, nói chuyện được nhưng yếu tay chân. Hiện, 5 bệnh nhân người lớn đang được cấp cứu, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, còn bệnh nhân nhi đang được điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi và Nhi sơ sinh.

Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (ảnh. CDC Đắk Lắk)
Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (ảnh. CDC Đắk Lắk)

Theo lời kể của bệnh nhân C.C.R, mấy ngày qua nhiều người dân địa phương đua nhau đi đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán với giá 70 nghìn đồng/kg vì nghĩ rằng nấm này là thức ăn bổ dưỡng giống như đông trùng hạ thảo. Thấy vậy, người thân trong đình anh C.C.R cũng tìm quanh nhà, đào hơn chục cây nấm màu đỏ mọc từ xác nhộng ve sầu và nấu cho mọi người ăn.

Sau khi ăn khoảng 2 tiếng, anh R. và 2 người trong gia đình có biểu hiện bủn rủn chân tay, nôn ói, đau bụng, đi cầu lỏng và được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Ea Súp cấp cứu và chuyển tuyến lên Bệnh viên Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bác sĩ Nguyễn Thiên Phúc, Bác sĩ điều trị Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết: 6 bệnh viện nhập viện cùng thời điểm nhưng lại ăn tại 2 điểm khác nhau, điều đó cho thấy việc người dân xã Cư Kbang, huyện Ea Súp khai thác và ăn nấm mọc từ xúc nhộng ve sầu đang phổ biến. Theo lời bệnh nhân, loại nấm này đang có người tìm đặt mua và rao bán như một loại đông trùng hạ thả là điều hết sức nguy hiểm, bởi loại nấm này chưa được cơ quan chức năng công nhjaanj về chất lượng cũng như tác dụng có lợi và có hại cho con người.

Việc người dân lầm tưởng nấm mọc từ nhộng ve sầu là đông trùng hạ thảo có lợi cho sức khỏe là hết sức nguy hiểm.