Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV khu vực Tây Nam bộ: Phát huy thành quả, tự tin hướng đến tương lai

N. Tâm - 07:57, 03/07/2024

Đến thời điểm này, các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024. Theo báo cáo chính trị tại các Đại hội cấp huyện cho thấy, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương trong khu vực đã chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc (CSDT), qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế và giảm nghèo vùng DTTS.

Theo kế hoạch, trong tháng 6, các địa phương khu vực Tây Nam bộ sẽ hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024
Theo kế hoạch, trong tháng 6, các địa phương khu vực Tây Nam bộ hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024

Huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có 3.437 hộ với 15.210 nhân khẩu là người DTTS, chiếm 12,65% dân số toàn huyện. Kết quả thực hiện CSDT trên địa bàn huyện đã được khẳng định tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Hòa Bình lần thứ IV - năm 2024 được tổ chức ngày 21/6 vừa qua cho thấy: Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của đồng bào, thu nhập bình quân đầu người của huyện đến cuối năm 2023 đạt 82,45 triệu đồng/người/năm, tăng 32,21 triệu đồng so với năm 2019; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm từ 1.829 hộ (năm 2019) xuống còn 677 hộ (năm 2023); an ninh - quốc phòng được đảm bảo; bản sắc văn hóa các dân tộc được duy trì và phát triển; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường.

Tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024, đã ghi nhận, biểu dương Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân huyện Hòa Bình trong thực hiện công tác dân tộc (CTDT), CSDT.

Ông Thăng đề nghị, thời gian tới, cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cần nghiên cứu, vận dụng các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn huyện. Đồng thời tiếp tục huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư, hỗ trợ phát triển các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống, góp phần tăng thu nhập, hỗ trợ đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024 trong khu vực được tổ chức đúng kế hoạch và hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, của Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS các tỉnh, thành phố. Các nghi thức, nội dung chương trình diễn ra đúng theo yêu cầu. Cơ cấu số lượng đại biểu theo thành phần dân tộc, độ tuổi đảm bảo đúng theo yêu cầu; số lượng đại biểu đến dự đông đủ”.

Ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương, Uỷ ban Dân tộc

Tương tự, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang có 34.238 hộ/37.737 khẩu là đồng bào DTTS, cũng đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện CSDT. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Gò Quao lần thứ IV - năm 2024 cho thấy, toàn huyện hiện còn 692 hộ (345 hộ nghèo là đồng bào DTTS), chiếm tỷ lệ 2,01% tổng số hộ; hộ cận nghèo là 852 hộ (360 hộ cận nghèo là đồng bào DTTS), chiếm tỷ lệ 2,48%. Trong 5 năm, huyện đã có 2.087 hộ đồng bào DTTS đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp...

Ghi nhận những thành tựu của huyện Gò Quao, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV - năm 2024, lưu ý các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTDT, CSDT và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng DTTS của huyện. Trên cơ sở đó củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Cũng như huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang và huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, trong 5 năm qua (2019 - 2024), các địa phương khu vực Tây Nam Bộ đã chủ động, sáng tạo trong thực hiện CSDT, qua đó góp phần quan trọng giảm nghèo vùng DTTS và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Sự phát triển của vùng DTTS và một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện chương trình, dự án ở các địa phương đã được đánh giá, phân tích rõ tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024, được tổ chức thành công trong tháng 6 vừa qua.

Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 của các huyện trong khu vực Tây Nam Bộ là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, vừa để đánh giá lại kết quả 5 năm thực hiện Quyết tâm thư từ Đại hội lần thứ III, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) cho biết, qua Đại hội ại biểu các DTTS cấp huyện lần thứ IV - năm 2024 vừa được tổ chức trong tháng 6, có thể đánh giá việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ III, các địa phương (cấp huyện) đều phát động sâu rộng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước từ các chương trình, dự án, người dân đã tích cực phát triển sản xuất, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS của khu vực nhanh và bền vững. Đặc biệt, qua các phong trào thi đua đã tăng cường kết nối đồng bào các dân tộc với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; tiếp tục xây dựng, vun đắp cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc.