Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Đã có hơn 7.400 người lao động được nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

P. Ngọc - 21:38, 06/10/2021

Theo Bảo hiễm xã hội Việt Nam, sau 5 ngày triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, đã có 7.416 người lao động được chi trả tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền trên 20,5 tỷ đồng.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP, Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã quyết liệt, nỗ lực vào cuộc, với mục tiêu đưa chính sách hỗ trợ đến người thụ hưởng một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất.

Gói hỗ trợ này được Bảo hiểm xã hội Việt Nam đơn giản tối đa về thủ tục hành chính, thời gian thực hiện và tiếp cận nhanh nhất đến các doanh nghiệp, người lao động. 

Để thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp, Bảo Hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo bổ sung các dịch vụ công trên cổng dịch vụ công của ngành và trên ứng dụng VssID; bổ sung quy trình xử lý hồ sơ điện tử, hồ sơ giấy trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ...

Sau 5 ngày triển khai thực hiện (từ 1/10-5/10), ngành Bảo hiểm xã hội đã cơ bản thực hiện xong chính sách giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong thời gian 12 tháng (từ 01/10/2021 đến 30/9/2022) đối với 381.925 doanh nghiệp (tương ứng khoảng 10.461.199 người lao động) với tổng số tiền trên 7.653 tỷ đồng.

Đồng thời đã có 7.416 người lao động được chi trả tiền hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền trên 20,5 tỷ.

Trong bối cảnh dịch bệnh, gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất. Số tiền giảm đóng đến đúng lúc khó khăn đã giúp doanh nghiệp có thêm kinh phí duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, tiếp tục chuỗi cung ứng lao động, qua đó thể hiện rõ tính nhân văn, ưu việt của chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước ta./.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.