Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, sớm đưa TP. Cần Thơ thành Đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL

Minh Triết - 13:26, 15/12/2023

Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 5/8/2020 Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)...

Theo tinh thần Nghị quyết đề ra, TP. Cần Thơ xác định, đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng Cần Thơ, mà còn là nhiệm vụ của cả vùng ĐBSCL và cả nước, trong đó nguồn lực nội tại của TP. Cần Thơ là chủ lực, nguồn lực Trung ương có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy nhanh sự phát triển của TP. Cần Thơ sớm trở thành đô thị hạt nhân vùng.

TP. Cần Thơ có rất nhiều cơ hội phát triển thông qua các dự án trọng điểm, chính sách ưu đãi được phê duyệt theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển
TP. Cần Thơ có rất nhiều cơ hội phát triển thông qua các dự án trọng điểm, chính sách ưu đãi được phê duyệt theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển

Phát huy thế mạnh, nâng cao vai trò

Nghị quyết xác định, đến năm 2030, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); là trung tâm của vùng về dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao; là đô thị hạt nhân vùng ĐBSCL…Xây dựng và phát triển Cần Thơ phải trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, của vùng ĐBSCL, nhất là vai trò trung tâm vùng, vị trí cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong; cảng biển và cảng hàng không quốc tế; tài nguyên thiên nhiên…

Phát triển nhanh và bền vững TP. Cần Thơ trên cơ sở phát triển công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ giá trị gia tăng cao, cung cấp đầu vào, đầu ra cho chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ của toàn vùng; xác định công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản là mũi nhọn của ngành công nghiệp, Cần Thơ không chỉ là một cực tăng trưởng của vùng ĐBSCL và cả nước, mà còn đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 59-NQ/TW, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15, ngày 11/1/2022, về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ, trong đó có thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ (Trung tâm).

Theo Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường, khu vực có ranh giới địa lý xác định được Thủ tướng Chính phủ thành lập, phù hợp với các quy hoạch có liên quan, để thu hút dự án đầu tư trong các lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, sản xuất, chế biến và cung ứng dịch vụ, xuất khẩu nông sản, thủy sản. Về Trung tâm sẽ được xây dựng với định hướng chiến lược trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, với vai trò liên kết nguồn lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của cả vùng ĐBSCL.

Việc hình thành Trung tâm tại TP.Cần Thơ, với mục tiêu “Một điểm đến đa dịch vụ”, có vai trò gắn kết 3 nhà: Nhà nông – Nhà sản xuất – Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Bên cạnh đó, Trung tâm còn tập hợp các nguồn lực có khả năng tham gia giải quyết những bài toán lớn của Vùng như: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế; vấn đề logistics hậu cần; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu…

Trên tinh thần khẩn trương, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45/2022/QH15, TP. Cần Thơ đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ. 

Theo quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, là cơ sở pháp lý giúp cho TP. Cần Thơ và nhà đầu tư tiến hành hợp tác thuận lợi hơn, sớm đưa Trung tâm đi vào hoạt động hiệu quả.

TP. Cần Thơ đảm bảo khả năng cân đối quỹ đất để thực hiện Trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL
TP. Cần Thơ đảm bảo khả năng cân đối quỹ đất để thực hiện Trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL

Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư vào Trung tâm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ, khi doanh nghiệp đầu tư dự án tại Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ. sẽ được áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi theo từng giai đoạn; Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và được miễn tiền thuê đất 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong 7 năm tiếp theo.

 TP. Cần Thơ đảm bảo khả năng cân đối quỹ đất để thực hiện Trung tâm sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL tại Cần Thơ theo phân bổ chỉ tiêu của Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở chỉ tiêu sử dụng đất dự kiến bố trí quỹ đất của Trung tâm (giai đoạn 1) là khoản 250 ha.Việc triển khai thực hiện dự án trong các giai đoạn tiếp theo tại Trung tâm, sẽ thực hiện theo kết quả tổng kết Nghị quyết 45 của Quốc hội.

Còn về nguồn vốn đầu tư, dự kiến huy động 100% vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, theo khảo sát thị trường có thể tạm tính suất vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu 1, với diện tích 50 ha khoảng 2.000 tỷ đồng và Khu 2 với 200 ha khoảng 4.600 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Cần Thơ, đã ghi nhận sự quan tâm tìm hiểu cơ hội đầu tư của 3 nhà đầu tư liên quan đến Trung tâm.

Về nguồn nhân lực cho Trung tâm, thành phố sẽ có một đề án phát triển nguồn nhân lực chi tiết và cụ thể hóa các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ Trung tâm và cả vùng ĐBSCL.

Ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP Cần Thơ cho rằng, trong nội dung quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ở phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội cùng với những chính sách trên, đặc biệt là sự đồng bộ về các dịch vụ hỗ trợ trong Trung tâm; chính sách về đất đai, ưu đãi về tiền thuê đất; miễn giảm thuế và thủ tục hải quan… sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư tham gia hoạt động, kinh doanh tại Trung tâm. Qua đó, góp phần đạt các mục tiêu mà Nghị quyết của Trung ương về phát triển vùng ĐBSCL và TP. Cần Thơ , mà cụ thể là Nghị quyết 45 của Quốc hội.