Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Có thêm 5 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và và đồ uống vùng dân tộc thiểu số đạt OCOP 5 sao

Minh Nhật - 17:54, 11/11/2024

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp Trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax Nano Curcumin. Ảnh: bachacumin.vn
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax Nano Curcumin. Ảnh: bachacumin.vn

Nhóm 5 sản phẩm gồm: sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax limited Nano Curcumin, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax Nano Curcumin, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax mật ong Nano Curcumin (của Công ty cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn) và 2 sản phẩm của Công ty TNHH MTV Traphaco Sa Pa, tỉnh Lào Cai: Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Trà phun sương Actiso sapa, Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cao mềm Actiso sapa.

Theo đánh giá của Hội đồng xem xét, 3 sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn được sản xuất tại Nhà máy đạt Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe (GMP). Sản phẩm được chế biến gắn với lợi thế về vùng nguyên liệu nghệ tại địa phương, có chứng nhận và khai thác được các giá trị văn hóa của người dân địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và hộ nghèo. Chủ thể có đầy đủ các điều kiện về sử dụng nguyên liệu địa phương, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, chứng nhận chất lượng... theo quy định, có năng lực phát triển thị trường. Các sản phẩm có mẫu mã bao bì đẹp, tiện lợi, phù hợp với đặc điểm và thể hiện sự tâm huyết và quan tâm của chủ thể.

Về hai sản phẩm của Công ty TNHH MTV Traphaco Sapa, các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy đạt giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP). Sản phẩm được chế biến gắn với lợi thế về vùng nguyên liệu Actiso tại tỉnh Lào Cai, được cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền. Chủ thể có đầy đủ các điều kiện về sử dụng nguyên liệu địa phương, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, chứng nhận chất lượng... theo quy định, có năng lực phát triển thị trường. Các sản phẩm có mẫu mã bao bì phù hợp với đặc điểm và khai thác được các giá trị văn hóa của người dân địa phương, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chị Hạnh Lê, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ dược liệu Bắc Hà chia sẻ, chị rất vui khi sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia, đây sẽ là động lực cho Công ty sản xuất được nhiều sản phẩm hơn nữa, có thế mạnh và nâng cao được vai trò vị thế của Công ty trong việc sản xuất các sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu đi các nước.

Cà phê Bích Thao Sơn La nằm trong Top các sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia được công nhận lại
Cà phê Bích Thao Sơn La nằm trong Top các sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia được công nhận lại

Hội đồng xem xét, cũng công nhận lại cho các sản phẩm OCOP cấp Quốc gia được công nhận năm 2020 gồm 03 sản phẩm công nhận lại: cà phê bột nguyên chất Bích Thao của Hợp tác xã cà phê Bích Thao, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La; hai sản phẩm trà công nhận năm 2021 gồm: Trà xanh 100g và Hồng trà 100g của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Ông Lý Chòi Nhàn, Phó Chủ tịch Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cho biết, từ những búp chè Shan tuyết cổ thụ cùng với kinh nghiệm chế biến truyền thống của dân tộc Dao, Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã sản xuất ra hai sản phẩm tiêu biểu trên được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP năm sao, đó là Trà xanh gói 100gr và Hồng trà gói 100gr. Để tạo sự khác biệt, lợi thế so sánh, Hợp tác xã chú trọng bảo tồn, khai thác giá trị nguyên khai của vùng nguyên liệu chè Shan tuyết bản địa nhằm tạo ra sản phẩm chè hữu cơ.

Bện cạnh đó, xác định tiềm năng sản phẩm đặc trưng có thế mạnh phát triển hàng hóa giá trị cao, cấp ủy, chính quyền huyện Hoàng Su Phì đã ban hành nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đột phá cây chè shan tuyết Hoàng Su Phì; trong đó, nghị quyết đề ra tập trung quan tâm khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư sản xuất chế biến chè Shan Tuyết nâng cao giá trị theo hướng hữu cơ. Từ đó trong huyện đã thu hút thêm 57 cơ sở sản xuất chế biến chè, trong đó: 03 công ty, 10 hợp tác xã và 45 hộ gia đình. Qua đánh giá đến năm 2025 huyện hoàn thành thực hiện chỉ tiêu nghị quyết chuyên đề đột phá cây chè shan tuyết Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, tính đến 31/12/2022, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tiếp nhận được 120 hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành phố, trong đó: 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm; 17 hồ sơ thuộc nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ; 16 sản phẩm thuộc nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; 02 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống.

Kết quả năm 2023, đã hoàn thành công tác tổ chức đánh giá cho 47 sản phẩm, đã công nhận được 22 sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Năm 2024, đã hoàn thành công tác tổ chức đánh giá cho 55 sản phẩm thực phẩm đã công nhận được 04 sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.