Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh, dân tộc Mông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật

NA - 22:36, 27/12/2022

Ngày 27/12, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật cho gia đình cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh, dân tộc Mông. Đây là nghệ sĩ nhân dân đầu tiên của tỉnh Lào Cai được truy tặng Giải thưởng cao quý này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trịnh Xuân Trường trao thưởng cho gia đình cố Nghệ sĩ nhân dân Lương Kim Vĩnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai- Trịnh Xuân Trường trao thưởng cho gia đình cố Nghệ sĩ nhân dân Lương Kim Vĩnh.

Tại buổi lễ, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã trao Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật cho thân nhân cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh.

Theo đó, căn cứ Quyết định 1163/QĐ-CTN về việc truy tặng “Giải thưởng Nhà nước”, cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh vinh dự được truy tặng giải thưởng cao quý này, vì đã có cụm tác phẩm xuất sắc về văn học, nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cụm tác phẩm của Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh được truy tặng “Giải thưởng Nhà nước”, gồm 3 bản nhạc: Đêm trăng bản Mèo, Phiên chợ Bắc Hà và Lào Cai mùa xuân.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng trao số tiền theo quy định Nhà nước là 253,3 triệu đồng (bằng 170 lần mức lương cơ sở) cho gia đình cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh; đồng thời bày tỏ sự tôn trọng, tự hào vì những đóng góp to lớn của cố Nghệ sĩ Nhân dân Lương Kim Vĩnh cho nền văn học, nghệ thuật tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.