Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chương trình 1719

Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực thoát nghèo ở A Lưới

Phạm Tiến - 09:21, 31/10/2024

Những năm gần đây, với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể. Điện, đường, trường, trạm, các mô hình sinh kế được quan tâm, đầu tư, hỗ trợ đã và đang trở thành động lực quan trọng để A Lưới vươn mình.

Công trình Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới được đầu tư hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Công trình Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới được đầu tư hơn 21 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng

Với 77,6% dân số là đồng bào DTTS, 16 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, A Lưới được xếp vào 1 trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025.

Gần 4 năm qua, khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai đã tạo động lực để A Lưới phát triển toàn diện. Giai đoạn 2021 - 2025, A Lưới được bố trí nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được gần 50 công trình, dự án. Trong đó, có 25 công trình đường giao thông vào các khu sản xuất, đường dân sinh. Nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã giúp A Lưới xây dựng được 5 công trình trường, lớp học; thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 918 hộ đồng bào DTTS, xây dựng 2 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xã Trung Sơn và xã Hồng Vân; xây dựng quy hoạch sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại xã Quảng Nhâm.

Đặc biệt, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã đầu tư xây dựng dự án Làng văn hóa các DTTS A Lưới với số vốn phân khai trên 21 tỷ đồng. Với các hạng mục khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung các DTTS; nhà sàn truyền thống của đồng bào Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô... trên tổng diện tích 5ha. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, Làng văn hóa các DTTS sẽ tạo điểm nhấn cho A Lưới.

Nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nước đảm bảo vệ sinh để sử dụng
Nhờ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nước đảm bảo vệ sinh để sử dụng

Còn tại thôn Ta Lo A Hố, xã Hồng Vân, công trình nước sạch tập trung mới được nghiệm thu và đưa vào sử dụng đã góp phần nâng cao chất lượng sống cho đồng bào các DTTS.

Chị Lê Thị Xi, người dân thôn Ta Lo A Hố chia sẻ: “Gia đình tôi trước đây phải mua ống kéo nước từ khe về để dùng. Từ ngày có hệ thống nước hợp vệ sinh, gia đình tôi không phải vất vả như trước. Những công việc như giặt giũ, tắm rửa, sinh hoạt hằng ngày trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Quan trọng là sức khỏe được đảm bảo”.

Sau khi thực hiện các dự án với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn, miền núi huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc. Đường giao thông đi lại giữa các thôn, bản, vùng đặc biệt khó khăn đã được xây mới, nâng cấp sửa chữa nên việc đi lại và giao thương hàng hóa đã thuận lợi”.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Sau khi thực hiện các dự án với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn, miền núi huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc. Đường giao thông đi lại giữa các thôn, bản, vùng đặc biệt khó khăn đã được xây mới, nâng cấp sửa chữa nên việc đi lại và giao thương hàng hóa đã thuận lợi”.

Đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất

Cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng, huyện A Lưới quan tâm, chú trọng phát triển nhiều mô hình sinh kế hiệu quả. Tính lũy kế, đến nay Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ hơn 2.000 hộ đồng bào DTTS ở A Lưới về sinh kế (trao bò giống, lợn giống và cây giống).

Điển hình như mô hình nuôi trồng tuần hoàn của chị A Liêng Thị Hà, thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo. Nhờ được hỗ trợ con giống và nguồn vốn tín dụng chính sách từ Chương trình MTQG 1719, vợ chồng chị đầu tư 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi heo, gà, cá, trồng rau xanh, bầu, bí... Từ hộ nghèo, chị A Liêng Thị Hà đã vươn lên trở thành hộ điển hình phát triển kinh tế ở địa phương.

Mô hình sinh kế nuôi bò vàng của chị Hồ Thị Nga, xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã phát huy huy hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo
Mô hình sinh kế nuôi bò vàng của chị Hồ Thị Nga, xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã phát huy huy hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo

Không chỉ riêng chị Hà, ở A Lưới đã có nhiều hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ vươn lên thoát nghèo nhờ các mô hình sinh kế, hỗ trợ sản xuất từ Chương trình MTQG 1719. Trong 2 năm 2022 - 2023, toàn huyện đã có 3.537 hộ thoát nghèo. Hiệu quả từ các mô hình sinh kế cũng giúp thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn huyện tăng từ 27 triệu đồng/người (năm 2021) lên 35 triệu đồng/người (năm 2023).

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới khẳng định: “Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 góp phần giúp huyện đạt mục tiêu thoát khỏi diện nghèo trước thời hạn. Trong thời gian tới, huyện A Lưới sẽ tiếp tục hỗ trợ tạo sinh kế cho bà con; hỗ trợ việc làm cho thanh niên, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng… với nỗ lực, quyết tâm cùng tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2025”.

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.