Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chủ tịch nước và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 4-6/12

PV - 14:05, 01/12/2022

Nhận lời mời của Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Yoon Suk Yeol, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc từ ngày 4 đến 6/12/2022.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác hợp tác chiến lược nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào tháng 10/2009.

Về hợp tác chính trị, an ninh và quốc phòng, hai bên duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương.

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về ODA, thứ ba về thương mại.

Giao dịch thương mại giữa hai nước trong năm đầu tiên sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ đạt 500 triệu USD, nhưng sau gần 30 năm, con số này đã tăng lên 78 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.

Cùng với đó, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc không chỉ đạt được sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kinh tế mà các hoạt động giao lưu nhân dân và giao lưu văn hóa cũng không ngừng tăng lên.

Hàn Quốc là thị trường tiếp nhận lao động lớn thứ hai của Việt Nam, sau Đài Loan (Trung Quốc), còn Việt Nam là nước phái cử lao động lớn thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc. Có khoảng 48.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.

Hai bên đã ký lại Bản ghi nhớ thông thường về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) (1/2021), Hiệp định bảo hiểm xã hội (12/2021); thí điểm mô hình lao động thời vụ.

Những năm gần đây, Hàn Quốc nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam, lớn thứ hai sau Trung Quốc./.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.