Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan triển lãm chuyên đề "Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên"

PV - 12:10, 23/10/2024

Sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tham quan Triển lãm chuyên đề “Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946)”. Triển lãm do Văn phòng Quốc hội tổ chức hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 - 06/01/2026) và phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan triển lãm chuyên đề 'Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên'
Chủ tịch nước Lương Cường và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Triển lãm chuyên đề "Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên"

Cùng tham dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội.

Tại Triển lãm, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội đã nghe giới thiệu về lịch sử ra đời của tờ Nhật báo Quốc hội; tham quan 15 số của Nhật báo Quốc hội.

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 06/01/1946, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử là kết quả của sự đoàn kết, đấu tranh anh dũng, hi sinh của toàn thể Nhân dân Việt Nam và đóng góp không nhỏ của báo chí cách mạng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, trong đó có Nhật báo Quốc hội.

Nhật báo Quốc hội là tờ báo mang dấu ấn đặc biệt chỉ phát hành trong thời gian ngắn (từ 17/12/1945 - 06/01/1946) do Ban phụ trách Tổng tuyển cử ở Bắc bộ xuất bản với nội dung chủ yếu là đưa tin rộng rãi về mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I; hướng dẫn, cổ vũ quần chúng tham gia ứng cử và bầu cử; đấu tranh phê phán sự xuyên tạc của các lực lượng đối lập nhằm phá hoại cuộc bầu cử. Mặc dù chỉ phát hành 15 số và hoạt động trong 21 ngày nhưng Nhật báo Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền cho cuộc Tổng tuyển cử.

Triển lãm gồm 2 phần: Phần I - Nhật báo Quốc hội với Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946); Phần II - Trưng bày Bộ sưu tập gốc 15 số của Nhật báo Quốc hội./.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.