Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chiêm ngưỡng bộ sách viết trên lá buông của người Khmer

Nguyệt Anh - 11:06, 24/04/2022

Kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm nay, lần đầu tiên người dân TP. Hồ Chí Minh được chiêm ngưỡng bộ sách viết trên lá buông của người Khmer, bản sách đồng quý hiếm thời vua Tự Đức, bộ sách chép tay gia phả Hoàng tộc triều Nguyễn.



Trong không gian Nam Bộ xưa, 40 bản sách quý hiếm được trưng bày công khai, thu hút nhiều độc giả tại TP. Hồ Chí Minh đến tham quan, chiêm ngưỡng.


Bộ sách đồng quý này là các tư liệu do Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh chọn lọc từ hơn 6.000 đơn vị sách, tư liệu liên quan đến nội dung Đông Dương đang được thư viện lưu giữ. Với 40 đầu sách có biên độ thời gian khá rộng, từ vài chục năm cho đến gần 200 năm, nhiều bản sách là tư liệu quý khó có thể tiếp cận.

Chiêm ngưỡng bộ sách viết trên lá buông của người Khmer 2

Ông Bùi Xuân Đức, Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh cùng sư Thiên Giã - nghiên cứu sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh khá thích thú với 9 cuốn sách được viết trên lá buông của người Khmer.

Các mốc thời gian trong chương trình sưu tầm số hóa tài liệu quý hiếm từ 2009 - 2022 được trình bày cụ thể. Quá trình số hóa được thực hiện nhiều năm qua và đang là công cụ hữu hiệu trong việc lưu giữ, lan tỏa thông tin đến các nhà nghiên cứu và các cá nhân cần tra cứu dữ liệu.

Vào năm 2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.


Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh cho biết, bộ sách viết tay gồm 3 quyển ghi chép gia phả của Hoàng tộc Triều Nguyễn là tư liệu độc đáo nhất được trưng bày trong khuôn khổ sự kiện.


Cuốn sách trên ảnh là cuốn thứ 2, chép tiểu sử từ đời chúa Nguyễn Phúc Luân (cha vua Gia Long) đến đời vua Hàm Nghi. Cuốn sách được viết trong khoảng thời gian từ năm 1841 - 1847.

Cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh do Alexandre de Rhodes thực hiện, xuất bản năm 1651. Cuốn từ điển dày 629 trang, mỗi trang chia thành 2 cột, tổng 6.052 từ không kể các ví dụ. Bản sách từng đoạt giải Sách độc đáo, quý hiếm tại cuộc thi Những cuốn sách vàng lần thứ nhất năm 2002. Trên thế giới, nhiều quốc gia, nhà sưu tầm sở hữu cuốn từ điển này.

Cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh do Alexandre de Rhodes thực hiện, xuất bản năm 1651. Cuốn từ điển dày 629 trang, mỗi trang chia thành 2 cột, tổng 6.052 từ không kể các ví dụ. Bản sách từng đoạt giải Sách độc đáo, quý hiếm tại cuộc thi Những cuốn sách vàng lần thứ nhất năm 2002. Trên thế giới, nhiều quốc gia, nhà sưu tầm sở hữu cuốn từ điển này.

Chiêm ngưỡng bộ sách viết trên lá buông của người Khmer 7

Trong khuôn khổ sự kiện có góc thầy đồ cho chữ (trong khoảng thời gian từ ngày 19 - 24/4). Ban Tổ chức đã dựng lại lớp học xưa nhằm lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt.


Chiếc cầu gỗ dẫn vào khu vực nhà Nam bộ trở thành điểm check-in hấp dẫn của du khách.

Chiêm ngưỡng bộ sách viết trên lá buông của người Khmer 9

Nghệ thuật đờn ca tài tử là một trong những điểm nhấn tại sự kiện. Hoạt động này diễn ra xuyên suốt vào buổi chiều tối các ngày diễn ra sự kiện.