Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ

Như Ý - 06:14, 11/04/2023

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố dinh dưỡng bao gồm thiếu i-ốt, thiếu hụt Protein và năng lượng sẽ tác động lên tình trạng bệnh bướu cổ. Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện và ngăn sự tiến triển của bệnh. Vậy người bị bệnh bướu cổ nên có chế độ dinh dưỡng thế nào tốt nhất? Mời các bạn theo dõi các thông tin của bài viết dưới đây.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ

Nguyên nhân

Có nhiều lý do khiến bệnh bướu cổ hình thành và phát triển, song nguyên nhân thường gặp là cơ thể của người bệnh thiếu i-ốt trầm trọng. Nếu tuyến giáp hoạt động bình thường, chúng sẽ hấp thụ một lượng i-ốt nhất định từ các chất dinh dưỡng bạn nạp vào cơ thể hằng ngày. Trong trường hợp không được cung cấp đầy đủ i-ốt, về lâu về dài, chúng khiến cho bướu hình thành và gia tăng kích thước cực kỳ nhanh chóng.

Bệnh bướu cổ cũng có thể hình thành từ những lý do khác nhau, như rối loạn bẩm sinh, chúng hình thành do gen di truyền của gia đình, hoặc một số bệnh nhân do thói quen ăn uống không phù, sử dụng quá nhiều các thực phẩm gây ức chế tổng hợp Hormone tuyến giáp, lạm dụng thuốc trong một thời gian dài thì khả năng mắc bệnh lý liên quan tới tuyến giáp tăng cao…

Triệu chứng thường gặp

Khi bướu mới phát triển với kích thước nhỏ, bệnh nhân gần như không cảm nhận các triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi bướu phát triển to hơn, chèn ép vào các cơ quan gần tuyến giáp, bạn mới thấy dấu hiệu bất thường.

Nếu như bạn đột nhiên cảm thấy cổ họng luôn bị vướng, khi nuốt sẽ cảm thấy đau và cực kỳ khó chịu thì hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Bên cạnh đó, do kích thước bướu quá lớn cho nên bệnh nhân thường xuyên bị khó thở, ho khan hoặc bị nghẹn, đặc biệt trong khi đang nằm. Thực sự bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này, nếu không tình trạng bệnh sẽ diễn biến tồi tệ hơn và khó điều trị dứt điểm.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ 1

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả

Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết

I-ốt đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp các Hormone tuyến giáp, chúng ta có thể bổ sung i-ốt thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa... Nhưng nếu nghi ngờ tuyến giáp của bản thân hoạt động kém, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Vitamin D và Selen. Đây là 2 yếu tố giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.

Thông thường, 200 mg Selen mỗi ngày là đủ để giảm lượng kháng thể tuyến giáp. Còn đối với Vitamin D, bạn nên kiểm tra xem cơ thể có bị thiếu hụt hay không, sau đó mới bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Những thực phẩm tốt cho người bị bướu cổ

Hải sản: Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh bướu cổ là do thiếu hụt lượng i-ốt cần thiết. Khi cơ thể thiếu i-ốt, tuyến giáp sẽ hoạt động nhiều hơn để tổng hợp nội tiết tố giáp trạng, làm phình tuyến giáp và dẫn đến bướu cổ. Việc cung cấp i-ốt hằng ngày cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Hải sản là loại thực phẩm cung cấp i-ốt tự nhiên rất tuyệt vời. Các loại hải sản như tôm, cua, ngao, sò, hến… là nguồn cung i-ốt dồi dào cho bạn.

Sữa chua và pho-mát

Những sản phẩm từ sữa bò như pho-mát hay sữa chua đều rất giàu Protein, Vitamin, Canxi và i-ốt, rất tốt cho người mắc bệnh bướu cổ. Không những cung cấp i-ốt cho cơ thể, sữa chua còn tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tăng vị giác, giúp người bệnh bướu cổ ăn nhiều hơn.

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ 2

Rong biển: Theo Đông y, rong biển có tác dụng làm mềm khối u rắn, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Do đó, trong trường hợp bướu cổ, nó sẽ giúp làm mềm khối u. Đặc biệt, trong rong biển chứa hàm lượng i-ốt cao, giúp điều hòa Hormon tuyến giáp và tăng cường miễn dịch.

Các món ăn từ rong biển cũng rất đa dạng cho người bệnh lựa chọn, như: Canh rong biển, rong biển ăn với Sushi, rong biển trộn Salad..

Trứng: Đây là thực phẩm chứa lượng Selen và i-ốt lành mạnh. Để có nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe, người bệnh nên ăn cả quả trứng vì lòng đỏ chứa hầu hết các chất dinh dưỡng.

Khoai tây: Ít ai biết khoai tây là một trong những loại rau củ chứa nhiều i-ốt nhất. Để có được lượng i-ốt cao nhất từ khoai tây, người bệnh nên ăn cả vỏ. Người bệnh có thể nấu, xào hay chiên bằng nồi chiên không dầu theo sở thích, vừa ngon miệng, vừa bổ sung i-ốt cho cơ thể.

Những thực phẩm người bị bướu cổ nên kiêng

Các loại rau cải chứa Glucosinolate là một hợp chất của lưu huỳnh. Khi ăn vào cơ thể, Glucosinolate sẽ chuyển hóa thành Isothiocyanates, ngăn chặn sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp. Hậu quả dẫn đến bệnh bướu cổ. Đồng thời, khi ăn các loại rau cải sẽ làm giảm tác động tích cực của i-ốt với tuyến giáp, dẫn đến làm to tuyến giáp trạng. Một số loại rau cải mà người bệnh bướu cổ không nên ăn gồm: Bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn, rau cải, súp lơ và su hào. Trường hợp nếu người bệnh vẫn muốn ăn những loại rau này, thì nên ăn ít, trước khi chế biến thì thái nhỏ, rửa sạch với nước.

Đậu nành: Đây là loại thực phẩm được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng với người bướu cổ, loại thực phẩm này lại làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Người bệnh bướu cổ nên kiêng những sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ…

(Tổng hợp) Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị bệnh bướu cổ 3

Ngũ cốc: Trong một số loại ngũ cốc như hạt kê, khoai mì… có chứa tác nhân gây bệnh bướu cổ như Oxazolidin Thrones, Thiocyanates… khiến cơ thể khó hấp thụ i-ốt và ức chế hoạt động của tuyến giáp. Nếu người bệnh bổ sung những thực phẩm này sẽ làm bướu cổ khó thuyên giảm, mà càng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Bắp cải trắng: Trong bắp cải trắng chứa Gotrin, một hoạt chất cản trở hoạt động bình thường của tuyến giáp, nguyên nhân gây bướu cổ. Do vậy, người bệnh không nên ăn bắp cải, vì nó sẽ khiến kích thước khối bướu phát triển to.

Nếu người bệnh muốn ăn bắp cải, thì nên ăn lượng ít và trước khi nấu, cần thái nhỏ rửa và ngâm 10 - 15 phút để Gotrin phân hủy hết.

Các loại hoa quả chứa sắc tố thực vật như cam, quýt, lê, táo, nho có chứa Flavon. Khi ăn vào cơ thể, Flavon được các vi khuẩn đường ruột phân giải thành Axit glycero Benzoic và Axit Ferulic. Hai sản phẩm này là những chất ức chế chức năng của tuyến giáp rất mạnh, làm bệnh bướu cổ nặng thêm.

Phương pháp điều trị bướu cổ

Tùy vào loại bướu cổ mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Đối với bệnh bướu cổ lành tính, nhiều trường hợp bướu nhỏ không thay đổi chức năng tuyến giáp chỉ cần theo dõi không điều trị. Có nhiều trường hợp thể điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc để điều chỉnh Hormone tuyến giáp về mức bình thường. Phương pháp này cũng được sử dụng với bướu cổ do rối loạn Hormone tuyến giáp gây nên. Tuy nhiên việc điều trị phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần phải đi khám định kỳ để kiểm tra lượng Hormone sau một thời gian sử dụng thuốc.

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp khuyên dùng khi bướu có kích thước lớn gây ảnh hưởng nặng nề, tùy thuộc và tính trạng bệnh nhân mà bác sĩ quyết định sẽ cắt thùy, cắt toàn bộ giáp, cắt eo giáp, cắt giáp gần trọn...

Xạ trị i-ốt 131 hay xạ trị tuyến giáp là phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi cho bệnh nhân uống i-ốt phóng xạ, chất này sẽ theo máu đến tuyến giáp để phá hủy các tế bào, mức độ hiệu quả lên đến 90%. Biến chứng của phương pháp là khiến tuyến giáp hoạt động kém, nhưng trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và ăn uống bảo đảm để giúp bản thân tránh được những nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Nếu bản thân nghi ngờ bị bướu cổ, hãy đi khám để được chẩn đoán một cách chính xác nhất. Điều trị càng sớm, thì tỷ lệ khỏi bệnh và không để lại di chứng càng cao.