Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cây lựu - bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ thiên nhiên

Như Ý - 11:14, 22/10/2021

Cây lựu hay còn gọi là thạch lựu, thừa lựu, tháp lựu, an thạch lựu, toan thạch lựu, thiên tương, thạch lựu bì (vỏ của quả lựu)… có vị chua ngọt, tính ấm. Cây lựu là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công năng chữa trị bệnh thần kỳ. Quả, vỏ rễ và vỏ thân của cây đều có tác dụng dược lý đa dạng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lựu mời bà con tham khảo.

Cây lựu là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công năng chữa trị bệnh thần kỳ
Cây lựu là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với công năng chữa trị bệnh thần kỳ

Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 750ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Chữa viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Trị ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500ml nước trong 15 phút, sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày

Tẩy giun kim, giun đũa, giun tóc: Vỏ quả lựu 15g; binh lang (hạt cau già) 10g. Sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.

Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250ml nước, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Chữa miệng hôi, viêm amiđan: Quả lựu sắc lấy nước đặc, ngậm và nuốt từ từ, nhiều lần trong ngày.

Chữa bỏng nhẹ: Thạch lựu hoa hoặc thạch lựu bì, lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi tổn thương.

Chữa kiết lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu: Quả lựu tươi 1-2 quả, để cả vỏ, đập nhỏ, sắc nước uống nhiều lần, uống trong ngày.

Hoặc: Quả lựu nướng khô, nghiền bột mịn, bảo quản nơi khô ráo; ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa, trị tiêu chảy: Quả lựu tươi 2 trái, bóc bỏ vỏ sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa cho cạn còn 150ml, thêm mật ong vừa đủ. Chia ra 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa tiểu són, tiểu rắt, tiểu không tự chủ: Quả lựu sao tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên chất), tán bột; ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 6g, hòa với nước ấm.

Chữa loét miệng, nhiệt miệng: Quả lựu sao tồn tính (bên ngoài cháy đen, bên trong vẫn giữ nguyên chất), tán thành bột mịn, bôi vào nơi tổn thương.

Chữa thoát giang (sa trực tràng): Thạch lựu bì, thiên căn, mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.

Thuốc dùng ngoài: Thạch lựu hoa hoặc thạch lựu bì 30g, phèn chua một chút, sắc kỹ rồi cho thêm một ít bột ngũ bội tử sao, ngâm hậu môn hàng ngày.

Trị tiêu chảy: Thạch lựu bì 5g, sơn tra 10g. 2 vị nghiền bột mịn, chia thành 2 phần uống với nước ấm. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận: Rễ lựu 30g, kim tiền thảo 30g, sắc nước uống trong ngày.

Trị viêm nhiễm ngoài da lở loét chảy mủ: Lá lựu, sấy khô, nghiền thành bột mịn, rắc vào nơi tổn thương.

Chữa phế ung (áp-xe phổi): Thạch lựu hoa 6g, ngưu tất 6g, nhẫn đông đằng 15g, bách bộ 9g, bạch cập 30g, đường phèn 30g, sắc nước uống.

Lưu ý

Vỏ rễ của cây thạch lựu có độc tính nên tránh sử dụng cho người có thể trạng yếu, trẻ em và phụ nữ mang thai./.