Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Đường dây nóng:
024.3839.8987
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Thời sự
Văn bản chính sách
Chương trình 1719
Giảm nghèo bền vững
Nông thôn mới
Bộ - Ngành
Địa phương
Multimedia
Các Chương trình mục tiêu quốc gia
Thời sự
Văn bản chính sách
Chương trình 1719
Giảm nghèo bền vững
Nông thôn mới
Bộ - Ngành
Địa phương
Multimedia
Cao Bằng: Làng nghề miến dong Án Lại hối hả vào vụ Tết
Chí Tín - Vũ Hảo
-
15:53, 18/01/2024
Xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An cách TP. Cao Bằng hơn 15 km, được nhiều người biết đến với sản phẩm miến dong Án Lại nổi tiếng. Miến Án Lại được các hộ sản xuất quanh năm, nhưng “ngày mùa” là dịp cuối năm, giáp Tết Nguyên đán. Nghề làm miến đã giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Tweet
15-01-2024
Cao Bằng: Sẽ đưa hát Then vào giảng dạy trong các trường phổ thông
12-01-2024
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng Tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024
Nghề làm miến dong ở Nguyễn Huệ đã có từ lâu. Xã có 10 xóm thì 100% xóm tham gia làm miến, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xóm: Án Lại, Canh Biện, Nặm Loắt với khoảng gần 150 hộ sản xuất. Các hộ dân địa phương đều gọi sản phẩm làm ra với tên chung là miến Án Lại.
Hiện nay, trên địa bàn xã Nguyễn Huệ có tổng diện tích trồng dong riềng lên tới 90,7 ha. Đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu để các hộ gia đình duy trì sản xuất.
Cây dong riềng được trồng từ tháng 1, tháng 2 âm lịch, đến tháng 9 âm lịch thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch, hộ làm miến sẽ chọn những củ to, già rửa sạch rồi cho vào máy xát. Sau đó, lọc nhiều lần để loại sạch đất bẩn, bột lắng đọng trong bể lọc đến khi có màu trắng đạt tiêu chuẩn. Bã củ dong sẽ được tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân bón.
Sau nhiều công đoạn lọc bột sạch và đạt màu sắc tiêu chuẩn, bột được đem phơi khô để sản xuất miến.
Trước đây, người dân xã Nguyễn Huệ làm miến hoàn toàn thủ công, hiện nay có sự hỗ trợ của một số loại máy móc: máy xát bột, máy ép miến, nhưng quá trình sản xuất nhiều công đoạn nên người dân cũng phải luôn tay và mất nhiều sức lao động.
Bột dong sạch, đạt tiêu chuẩn được pha với nước theo tỷ lệ thích hợp và đun cho bột chín đều, sánh thì cho vào máy ép miến.
Anh Lương Văn Hoàng, người làm nghề xóm Án Lại chia sẻ: Ngoài nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng của miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những ngày trời nắng mới làm được, còn ngày mưa hoặc thời tiết ẩm ướt phải nghỉ vì sản phẩm không phơi được sẽ hư hỏng hoặc không đạt tiêu chuẩn.
Công đoạn làm miến thường bắt đầu từ 7 - 8 giờ sáng kết thúc vào chiều muộn. Làm cả buổi trưa và thường xuyên phải theo dõi thời tiết, nếu có mưa rào phải thu ngay nếu không sẽ hỏng hết sản phẩm.
Miến dong Án Lại có đặc trưng khác biệt với những loại miến dong đang có trên thị trường, là sản xuất thủ công, không sử dụng bất cứ loại phụ gia hay hóa chất thực phẩm nào; sợi miến có màu hơi xám, khi nấu không bị nát, sau khi nấu để nguội có thể nấu lại vẫn không nát; khi ăn có hương vị đặc biệt của bột dong riềng nguyên chất do địa phương sản xuất.
Ngày 29/11 năm 2023 vừa qua, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với UBND xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An tổ chức Hội nghị triển khai Dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến dong Án Lại cho sản phẩm miến dong của huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Mỗi ngày một hộ làm nghề có thể sản xuất khoảng 40 - 50 kg miến; miến làm ra đến đâu, khách hàng đến tận nhà thu mua. Vất vả nhưng nghề miến là nghề thu nhập chính của nhiều hộ dân nơi đây. Những ngày thường giá miến 60 nghìn đồng/kg, vào thời điểm này giá tăng lên 65 nghìn đồng/kg. Từ nghề làm miến, nhiều gia đình có nguồn thu ổn định, vươn lên khá giả.
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công 'ngàn năm tuổi'
Miến Án Lại
Miến Cao Bằng
Xã Nguyễn Huệ huyện Hoà An
Tết Giáp Thìn
Có thể bạn quan tâm
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"
Quảng Nam: Ưu tiên tổ chức hội chợ, triển lãm sản phẩm đặc trưng, sản phẩm miền núi
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na
Tin cùng chuyên mục
Thị xã Ayun Pa (Gia Lai): Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS
Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân tộc thị xã Ayun Pa (UBND thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS năm 2024.
Cơ hội cho làng nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Xí Thoại phát triển
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Vườn Quốc gia Phước Bình
Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái
Tiếng nước mình...
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Độc đáo lễ “Chut cha vai” của người Mạ
Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Thủ tướng chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ
Phát huy trách nhiệm ngành Kiểm sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
Văn phòng Trung ương Đảng phải thực sự là cơ quan tham mưu chiến lược, trọng yếu của Đảng
Lúa ngô dệt mùa no ấm
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị triển khai công tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2025
Tìm cách làm mới để nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại về quyền con người
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra vụ cháy quán cà phê tại phường Cổ Nhuế 2 (Hà Nội)
Cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người tử vong
Thời sự
Văn bản chính sách
Chương trình 1719
Giảm nghèo bền vững
Nông thôn mới
Bộ - Ngành
Địa phương
Multimedia