Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cao Bằng: Chú trọng nâng cao kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc

Thùy Như - 14:24, 16/05/2023

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc là Nội dung số 1, Tiểu dự án 2 (DA5) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm mục tiêu nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa các dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc.

Học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở Cao Bằng tham quan mô hình phát triển kinh tế của hộ dân.
Học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở Cao Bằng tham quan mô hình phát triển kinh tế của hộ dân.

Nhiệm vụ trọng tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, những năm qua  tỉnh Cao Bằng đã tập trung triển khai có hiệu quả Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, Đề án trên là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho cán bộ cơ sở bổ sung, nâng cao kiến thức về công tác dân tộc, qua đó vận dụng vào thực tiễn quá trình công tác, góp phần thực hiện tốt các nội dung của Chương trình MTQG  phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Hiện toàn tỉnh Cao Bằng có trên 23.000 cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số theo Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” là trên 21.400 người.

Thực tế cho thấy, cán bộ vùng cao phải thực sự có kiến thức dân tộc sâu rộng để đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân thì mới có thể làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nói đồng bào mới nghe, thực hiện theo.

Trưởng Ban Dân tộc Bế Văn Hùng, chủ trì buổi làm việc tại cơ sở
Trưởng Ban Dân tộc Bế Văn Hùng, chủ trì buổi làm việc tại cơ sở

Tập trung nguồn lực

Bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn từ Trung ương, với vai trò là cơ quan tham mưu về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đề xuất UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” giai đoạn 2018-2025 với nhu cầu đào tạo 86 lớp, cho 6.391 cán bộ, công chức, viên chức, tổng kinh phí trên 14,3 tỷ đồng.

Hằng năm, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc được Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức thực hiện một cách bài bản, có hiệu quả. Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Học viện Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức được 14 lớp cho 622 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở, đạt 9,73% nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Cao Bằng: Chú trọng nâng cao kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc 2
Lớp bồi dưỡng Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình, chính sách, dự án tại vùng DTTS và miền núi cho công chức, viên chức UBDT và tỉnh Cao Bằng,

Học viên tham dự lớp bồi dưỡng được giảng viên của Học viện Dân tộc truyền đạt nhiều nhóm kiến thức chuyên đề về: Tổng quan các dân tộc thiểu số Việt Nam; Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các học viên còn được thông tin các kiến thức về công tác quản lý Nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số; Công tác quốc phòng an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở vùng dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, các lớp bồi dưỡng đã quán triệt và phổ biến sâu về Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025 với các nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, công tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi.

Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số xã Bảo Toàn (Bảo Lạc) được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số xã Bảo Toàn (Bảo Lạc) được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì quá trình triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần phải sớm khắc phục. Cụ thể như: Một số chuyên đề chưa được cập nhật nội dung kịp thời, nhiều xã, huyện còn nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, chính sách dân tộc, do đó ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, cử cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị tham gia theo yêu cầu…

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc ở Cao Bằng được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức dân tộc.
Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc ở Cao Bằng được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức dân tộc.

Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về bồi dưỡng công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Thường xuyên phối hợp với Học viện Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc trao đổi, thống nhất các nội dung tài liệu, bài giảng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp cho công tác bồi dưỡng cán bộ đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ sở trên địa bàn tỉnh, qua đó kịp thời phát huy ưu điểm, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo. Đồng thời khắc phục các hạn chế, khuyết điểm để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).