Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cần Thơ: Áp dụng quy trình sản xuất sạch, nông sản có đầu ra ổn định

Như Lan - 12:36, 01/12/2020

TP. Cần Thơ có tổng diện tích trồng cây ăn trái gần 20.000ha. Nhiều năm qua, địa phương đã hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn trái tập trung sản xuất theo hướng chất lượng cao và bảo đảm an toàn thực phẩm khi bán ra thị trường. Từ cách làm này, đã giúp cho nhiều nông dân và HTX sản xuất trái cây trên địa bàn thuận lợi trong việc chăm sóc, quản lý dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Trái cây của các nhà vườn tiêu thụ khá thuận lợi nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch
Trái cây của các nhà vườn tiêu thụ khá thuận lợi nhờ áp dụng quy trình sản xuất sạch

Trong 3 năm gần đây, nhiều quận, huyện trên địa bàn Cần Thơ đã xây dựng nhãn hiệu tập thể cho nhiều loại cây ăn trái, như: Nhãn hiệu tập thể cam xoàn, nhãn Ido, phường Thới An, quận Ô Môn, dâu Hạ Châu, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, sầu riêng Tân Thới, huyện Phong Điền... từ đó nâng cao giá trị, thương hiệu trái cây tại địa phương.

Ông Phan Văn Tây (Mười Tây), Giám đốc HTX nông nghiệp Lộc Hưng, ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ cho biết: HTX có 19 thành viên, đi vào hoạt động từ năm 2018, với tổng diện tích 30ha xoài. HTX xác định hướng đi hàng đầu, quan trọng là, phát triển nông nghiệp sạch, đồng thời tạo ra những sản phẩm chất lượng cao nhằm nâng cao giá thành sản phẩm.

Hiện nay, HTX Lộc Hưng đã triển khai thực hiện hiệu quả phương án sản xuất, phát huy tối đa những thuận lợi sẵn có, thực hiện liên kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Theo đó, 30ha xoài của các hộ thành viên đã được chứng nhận VietGAP. Ðây chính là chìa khóa vàng để đưa sản phẩm tiếp cận thị trường rộng hơn. Với sản lượng 2,6 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt trên 117 triệu đồng/ha.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến Nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.