Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Cách phòng chống rét cho mạ vụ đông xuân

Quỳnh Yến - 05:48, 04/02/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, thời tiết ở các tỉnh phía Bắc còn nhiều đợt rét đậm rét hại, thậm chí vùng cao có xuất hiện băng giá. Để chủ động đối phó với tình hình phức tạp do thời tiết gây nên, chúng ta cần tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo cho lúa Đông Xuân sinh trưởng phát triển tốt với một số nội dung sau:

Phòng chống rét cho mạ vụ Đông Xuân
Làm vòm che phủ nilon giữ ấm cho mạ non

Theo dõi sát diễn biến thời tiết trên địa bàn, dự báo về diễn biến rét đậm, rét hại thông tin kịp thời đến người dân để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại cho mạ đã gieo; tuyệt đối không gieo mạ, cấy lúa trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC. Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân tiến hành gieo mạ đảm bảo giống và lịch thời vụ đúng quy trình kỹ thuật.

Chú ý kiểm tra nilon khi bị hở, bị gió bật tung nilon
Chú ý kiểm tra nilon khi bị hở, bị gió bật tung nilon

Thường xuyên kiểm tra việc che phủ nilon đảm bảo phòng chống rét cho mạ khi nhiệt độ xuống thấp. Nếu nilon bị hở, tung bật cần tiến hành che chắn lại ngay nhằm đảm bảo độ kín để giữ ấm và giữ ẩm cho cây mạ.

 Đối với diện tích mạ mới gieo cần giữ nước đảm bảo mặt luống ẩm, giúp cây mạ sinh trưởng tốt, đồng thời giữa ấm cho cây mạ khi gặp điều kiện nhiệt độ xuống thấp. Lưu ý không bón thúc phân đạm, có thể dùng 50 – 100g supe lân pha loãng với nước phân chuồng hoai mục để tưới cho 1 m2 mạ nhằm tăng cường phát triển của bộ rễ.

 Nếu có điều kiện, có thể dùng tro bếp mục để rắc lên luống mạ giúp tăng cường khả năng chống rét cho mạ, duy trì đủ nước tạo điều kiện cho mạ sinh trưởng tốt. Gieo tăng 10% lượng mạ dự phòng; chủ động dự phòng các giống ngắn ngày để đề phòng do những diễn biến bất thường của thời tiết gây ra.

Phòng chống rét cho mạ vụ Đông Xuân 2
Luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ dần thích ứng với điều kiện thời tiết (Ảnh: MH)

Đối với kỹ thuật che phủ nilon cho mạ: Dùng nilon trong suốt; sau khi gieo mạ xong, dùng tre nứa cắm khung ngang, cứ 0,8-1,0m cắm 1 khung, cắm uốn theo dạng mái thuyền, đỉnh cao 40-60cm, buộc 1 thanh dọc để cố định và tạo thành khung vững chắc, sau đó phủ nilon lên trên khung vừa tạo, phủ kín hết mặt luống, đắp bùn đất lên nilon ở 2 mép luống và 2 đầu luống. Nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C thì không được mở nilon. Khi thời tiết ấm dần lên trên 20 độ C và mạ đã có lá, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ dần thích ứng với điều kiện thời tiết.

 Khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 15 độ C , trước khi cấy khoảng 5-7 ngày, thì mở dần toàn bộ nilon che phủ. Khi thời tiết dần nắng ấm trở lại, bà con tranh thủ huy động nguồn lực để cấy nhanh, cấy gọn và cấy hết diện tích trong thời vụ tốt nhất. 

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.