Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý

Như Ý - 11:49, 08/09/2023

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính của các tế bào tuyến giáp. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng khó phát hiện nên khi trở nặng hay biến chứng nặng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bởi vậy, chúng ta cần hiểu rõ căn bệnh này để phát hiện bệnh sớm nhằm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh cũng như tăng cao hiệu quả của việc điều trị.

(Tổng hợp) Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý

Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp hay k tuyến giáp là (thyroid cancer) là một loại ung thư phát triển từ các tế bào trong tuyến giáp. Cụ thể, các tế bào ung thư xuất hiện tạo thành các khối u ác tính nằm trong vùng mô tuyến giáp. K tuyến giáp chiếm đến hơn 90% trong số các loại ung thư nội tiết.

Đây là căn bệnh không biệt yếu tố về giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân nữ cao hơn so với các trường hợp người bệnh là nam giới.

Bệnh ung thư tuyến giáp được chia làm 4 thể bệnh sau:

Ung thư tuyến giáp thể nhú: Chiếm khoảng 70 – 80% trong ung thư tuyến giáp. Thể bệnh này thường tiến triển chậm và hay di căn hạch cổ.

Ung thư tuyến giáp thể nang: Chiếm khoảng 10 – 15% trong ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp thể nang có tốc độ phát triển nhanh và có thể di căn tới xương, phổi.

Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm khoảng 5 – 10%. Bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền và vấn đề nội tiết.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Chiếm khoảng dưới 2%, đây là thể ác tính nhất của ung thư tuyến giáp và thường khó điều trị nhất.

(Tổng hợp) Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý 1

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp hiện nay chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên có một số yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh như:

Yếu tố di truyền: Có một số gen có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp, bao gồm gen RET, PTEN, TP53 và BRAF. Những người có người thân (cha mẹ, anh chị em) bị ung thư tuyến giáp cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

Tuổi tác và giới tính: Những người trên 60 tuổi và phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang và ung thư biểu mô tuyến giáp.

Cơ thể bị nhiễm phóng xạ: Tiếp xúc với các nguồn bức xạ như tia X hoặc tia cực tím trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Người dân sống gần khu vực có các trạm phóng xạ hoặc thử hạt nhân cũng có nguy cơ tăng cao.

Bệnh lý tuyến giáp khác: Những người mắc các bệnh lý tuyến giáp khác như bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp mãn tính, bệnh lý tuyến giáp nhiễm độc thuốc… cũng có nguy cơ tăng cao phát triển ung thư tuyến giáp.

Khoáng chất và vitamin thiếu hụt: Thiếu hụt i-ốt và selen trong khẩu phần ăn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc thiếu hụt vitamin D cũng có thể là một nguyên nhân.

Do béo phì, thừa cân: Những người có cân nặng béo phì hay thừa cân có yếu tố nguy cơ cao phát triển ung thư tuyến giáp hơn những người khác. Nguy cơ xuất hiện càng tăng khi chỉ số cơ thể BMI tăng.

Sử dụng thuốc kích thích tuyến giáp: Việc sử dụng những loại thuốc kích thích tuyến giáp, chẳng hạn như levotiroxin không đúng liều lượng, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp.

(Tổng hợp) Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý 2

Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Bên cạnh việc nhận biết nguyên nhân bệnh ung thư tuyến giáp, mọi người còn cần nắm bắt được các biện pháp để phòng ngừa bệnh.

Tránh các chất gây ung thư

Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư như thuốc lá, rượu, các hóa chất độc hại và các chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các tia phóng xạ, bức xạ. Các chất này sẽ làm biến đổi gen trong cơ thể từ đó hình thành các tế bào ung thư.

Chú ý đến các biểu hiện bất thường của cơ thể

Việc kiểm tra vùng cổ thường xuyên giúp bạn kịp thời phát hiện các khối u xuất hiện bất thường. Bạn có thể thực hiện đơn giản tại nhà bằng cách dùng tay sờ xung quanh vùng cổ.

Bên cạnh đó, bạn không nên chủ quan với các dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, nhạy cảm, tăng/sụt cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, khàm giọng,… bởi đây là một trong các dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp.

Điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp

Các bệnh liên quan đến tuyến giáp như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp cần được điều trị kịp thời để giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống giàu chất xơ và chất dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Các thực phẩm giàu vitamin D, selen và i-ốt cũng có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Phải kiểm soát vấn đề cân nặng ở mức hợp lý, không để bị thừa cân, béo phì bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại đồ chiên rán, thức ăn nhanh,...

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thời gian dành cho việc nghỉ ngơi, học tập, công việc cần được cân đối phù hợp. Đảm bảo được ngủ đủ giấc, không để cơ thể phải đối diện với trạng thái áp lực, căng thẳng kéo dài. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cần đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp. Đối với tất cả các dạng ung thư tuyến giáp, bao gồm trường hợp ung thư biểu mô tuyến giáp nguy hiểm nhất, bệnh nhân vẫn có cơ hội phẫu thuật thành công nếu được tầm soát ung thư sớm.

(Tổng hợp) Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý 3

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Với 4 thể bệnh bao gồm: Ung thư tuyến giáp thể nhú, Ung thư tuyến giáp thể nang, Ung thư tuyến giáp thể tủy, Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Tùy thuộc vào thể bệnh và tình trạng của bệnh nhân mà bác sỹ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hay được sử dụng đối với khối u thể nhú hoặc thể nang. Bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ thùy trạng giáp, cắt một phần tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy theo tình trạng phát triển, vị trí, và kích thước của khối u.

Điều trị nội tiết: Điều trị nội tiết cho ung thư tuyến giáp thường sử dụng các thuốc như levothyroxine hoặc liothyronine để ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp và giảm tình trạng di căn.

Xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng sau khi phẫu thuật nhằm mục đích ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát.

Đối với ung thư tuyến giáp thể tủy

Ung thư tuyến giáp thể tủy ở giai đoạn sớm thường có di căn hạch, vì vậy, bác sỹ thường phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp, kèm theo nạo vét hạch bạch huyết xung quanh. Với ung thư tuyến giáp thể tủy, phương pháp hóa trị và điều trị nội tiết thường ít được áp dụng.

Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa không thể phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Bệnh thường được điều trị bằng hóa chất đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị.

(Tổng hợp) Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến giáp cần lưu ý 4

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần một chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cơ thể nhanh chóng được phục hồi. Chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để cơ thể có thể nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau như chất đạm, chất béo, chất bột đường đặc biệt là các vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh chống chọi với sự bào mòn của bệnh ung thư, cũng như các phương pháp điều trị.

Không ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Không nên ăn đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh nội tạng động vật, tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, đồ đóng hộp, không uống loại đồ uống có ga, rượu bia, không nên ăn quá nhiều chất xơ, tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường…

Đặc biệt, hạn chế đậu nành và các loại thực phẩm chế biến từ đậu nành vì đậu nành làm chậm chức năng tuyến giáp, ức chế khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp.

Người bệnh ung thư thường ăn kém, vì vậy nên chia thành các bữa nhỏ để ăn trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Nhưng lưu ý không nên ăn lai rai, lặt vặt.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, lỏng để dễ nuốt.

Bệnh ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên căn bệnh này triển tương đối chậm và có khả năng chữa khỏi cao khi được kịp thời chẩn đoán và tiến hành điều trị đúng phương pháp. Những thông tin của chúng tôi qua bài viết này hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này một cách tốt nhất.