Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Các chính sách của đảng và nhà nước: Nâng cao niềm tin của người dân

Phương Nghi - 10:58, 31/08/2020

Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) là xã vùng sâu, có đông đồng bào Khmer sinh sống (92,78%). Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) và lồng ghép các chính sách trong việc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer nên đời sống người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nhiều tuyến đường nông thôn được mở rộng, hệ thống chợ, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng khang trang.

Mô hình nuôi bò sữa đã giúp anh Lâm Uôl, thành viên CLB Bò sữa ấp Tá Biên (xã Phú Mỹ) vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống
Mô hình nuôi bò sữa đã giúp anh Lâm Uôl, thành viên CLB Bò sữa ấp Tá Biên (xã Phú Mỹ) vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống

Để khơi dậy sức mạnh từ đồng bào Khmer cùng chung sức xây dựng NTM, Phú Mỹ thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống. Từ đó, người dân Phú Mỹ đã tự nguyện hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Điển hình như ông Liêu Dâm hiến đất xây dựng Trường Tiểu học Phú Mỹ D; ông Thạch Kía, Thạch Quônh, Ngô Huỳnh Đức hiến đất xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở ấp Béc Tôn, Tá Biên, Phú Tức...

Ông Thạch Sên là Người có uy tín trong vùng dân tộc Khmer ở ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ cho biết: “Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nên Nhân dân nói chung, đồng bào Khmer nói riêng cũng phải tích cực tham gia, góp sức. Bởi đây là trách nhiệm cũng là quyền lợi của bà con, bởi các công trình sau khi hoàn thành thì người dân trực tiếp thụ hưởng. Chính vì vậy trong thời gian qua, gia đình tôi và bà con Khmer trong ấp luôn tích cực thực hiện mỗi khi địa phương phát động, đóng góp hàng trăm triệu đồng xây dựng cầu, đường và lắp đặt bóng đèn thắp sáng đường quê…”.

Ông Mã Lương Thiện, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Nhân dân ấp Tá Biên (xã Phú Mỹ) cho biết: “Ấp hiện có 370 hộ, trong đó đồng bào Khmer chiếm khá cao (94%), đời sống của bà con chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất cao so với các ấp khác. Ấp Tá Biên được đầu tư mở rộng các kênh thủy lợi, điện, đường, trường học nên rất tiện đi lại, sản xuất tăng vụ, kết hợp chăn nuôi bò, heo, gà, vịt, các loại thủy sản, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người mỗi năm hơn 80 triệu đồng. Hiện, Tá Biên không còn là ấp nghèo của xã và trở thành điểm chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của xã”.

Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Phú Mỹ cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, hỗ trợ cây, con giống để giúp bà con Khmer nghèo sản xuất, nâng cao đời sống. Khi cuộc sống được cải thiện, bà con càng nhiệt tình tham gia các phong trào ở địa phương, đặc biệt là xây dựng NTM.

Ông Sơn Sà Ranh, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỹ cho biết: Đến nay, Phú Mỹ đã đạt 15/19 tiêu chí NTM, diện mạo phum sóc thay đổi, đời sống bà con dân tộc Khmer chuyển biến tích cực; các công trình, đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, trạm cung cấp nước sạch, nhà sinh hoạt cộng đồng và các công trình khác đều được đầu tư kiên cố hóa. Để giúp các hộ nghèo có nguồn thu nhập ổn định, Phú Mỹ chú trọng đến việc chỉ đạo phát triển sản xuất trong Nhân dân theo hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện canh tác của từng gia đình. Từ đó, chủ động phối hợp với ngành Ngân hàng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ vốn vay ưu đãi để bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế. Chủ lực vẫn là việc phát triển đàn bò sữa và đàn bò thịt. Hiện nay, tổng đàn bò sữa của Phú Mỹ lên đến 1.200 con và hơn 10.000 con bò thịt. 

Về Phú Mỹ hôm nay, dễ thấy được là sự thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của vùng đất nơi đây Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với bà con người dân tộc Khmer đã đi vào cuộc sống, nâng cao niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, bà con hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng phum sóc làng quê phát triển.