Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Ca dao, tục ngữ Tày, Nùng nói về tình cảm gia đình

PV - 11:15, 28/06/2023

Người Tày, Nùng rất coi trọng nghĩa tình. Trong quan hệ gia đình, giữa các thành viên với nhau tình cảm ấy lại càng đề cao. Thông qua những thói quen sinh hoạt hằng ngày, người Tày, Nùng xưa đã đúc kết lại thành kinh nghiệm, bài học để truyền dạy, khuyên răn con cháu.

Trang phục dân tộc Nùng An xã Phúc Sen, Quảng Hòa, Cao Bằng. Ảnh minh họa
Trang phục dân tộc Nùng An xã Phúc Sen, Quảng Hòa, Cao Bằng. Ảnh minh họa

Trong quan hệ anh em ruột thịt, người Tày, Nùng thường có câu: “Pỉ noọng tò điếp vỏ mẻ văng/Pỉ noọng tò dăng cần ké hai” (dịch nghĩa: Anh em thương yêu nhau bố mẹ vui/Anh em lườm nguýt nhau bố mẹ lo). Câu tục ngữ này muốn nói rằng, anh em trong một nhà phải nhường nhịn, bao bọc, đoàn kết, gắn bó thì gia đình mới yên vui, hòa thuận. Không nên lúc nào cũng khó chịu, soi mói, hoạch họe, gây mất đoàn kết, nói những lời không hay, làm những việc không nên để bố mẹ buồn lòng.

Tình cảm anh em, chị em trong một nhà luôn được người Tày, Nùng so sánh là quý hơn cơm gạo. Có thể đói, nghèo nhưng không được từ bỏ anh, chị, em ruột thịt, máu mủ trong nhà. Để nói về tình cảm chị em gái gắn bó khăng khít, người Tày, Nùng có câu: “Van bố quá nựa pết/Siết bố quá pả nà” (dịch nghĩa: Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái). Dựa trên quan niệm sống của người Tày Nùng, chị em gái trong một nhà lúc nào cũng thương yêu nhau, bởi cùng giới tính và lớn lên bên nhau. 

Sau này, khi đi lấy chồng, chỉ có dịp gặp nhau vào ngày rằm tháng bảy nên tình cảm lại càng khăng khít gắn bó. Tình cảm ấy được ví như vị ngọt của thịt vịt vào ngày rằm tháng bảy, ám chỉ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Con gái đi lấy chồng rồi vẫn thương yêu nhau nhớ về công lao của cha mẹ.

Nét đẹp trang phục dân tộc Tày.
Nét đẹp trang phục dân tộc Tày.

Để nói lên tình cảm vợ chồng, anh em gắn bó khăng khít, người Tày, Nùng cũng có câu: “Pỉ noọng bặng khen kha đúc nựa/Phua mìa tồng bâư sửa giàng đang” (dịch nghĩa: Anh em như thể tay chân xương thịt/Vợ chồng giống manh áo che thân). 

Dùng lối nói so sánh, câu tục ngữ chỉ ra rằng tình cảm anh em gắn bó ruột thịt như là máu, là một bộ phận trên cơ thể không tách rời được. Sự gắn bó này là khăng khít, bền chặt. Tình cảm vợ chồng cũng giống như vậy, đói no, nóng lạnh phải luôn thủy chung, gắn bó với nhau. Một người bị lạnh thì người còn lại cũng không ấm no, vui vẻ.

Với kho tàng văn hóa đậm đà bản sắc của mình, người Tày, Nùng không chỉ khéo léo trong lối sống mà thông qua tiếng nói, thông qua những bài học đúc kết lại thành ca dao, tục ngữ răn dạy con cháu xây dựng gia đình từ những nền tảng là thói quen sinh hoạt hằng ngày. Con cháu phải luôn hiếu thảo, ngoan ngoãn với bố mẹ. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, gắn bó. Bố mẹ, ông bà phải làm gương để con cháu noi theo là truyền thống tốt đẹp ngày nay vẫn còn được gìn giữ tại nhiều gia đình dân tộc Tày, Nùng.     

Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Sóc Trăng: Người có uy tín góp sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.