Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bôi đen hiện thực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

PV - 09:50, 13/11/2020

Trước tình hình thiên tai, bão lụt xảy ra tại các tỉnh miền Trung, Đảng, Nhà nước, Công an, Quân đội, các đoàn thể chính trị - xã hội, các nhà hảo tâm đang tận dụng từng thời khắc để chung tay, giúp đỡ, hướng về miền Trung ruột thịt. Tất cả đang tranh thủ từng giờ, từng phút để cứu trợ đồng bào. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình này, nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đã tuyên truyền, chia sẻ bài viết, video bịa đặt, cóp nhặt hoặc tự dựng lên để xuyên tạc tình hình, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bôi đen hiện thực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Điều này thêm gây khó khăn cho chính đồng bào các tỉnh miền Trung và công tác phòng, chống lũ lụt, khắc phục thiên tai của Đảng, Nhà nước ta. Đây là những luận điệu, hành vi với ý đồ gây nhiễu loạn thông tin rất đáng lên án và cần phải hết sức cảnh giác.

Thủ đoạn của các đối tượng là:

- Lợi dụng tình hình lũ lụt đang diễn ra đã có hành vi chia sẻ bài viết mang tính cóp nhặt những hình ảnh lấy từ những nguồn thông tin không chính xác trên mạng và đổ lỗi cho đồng bào miền Trung. Họ cho rằng, đồng bào miền Trung đã quay lưng một cách đáng trách với những việc làm từ thiện của nhân dân cả nước (vứt quần áo, bánh chưng cứu trợ...). Bên cạnh đó, các đối tượng còn vu cáo cho người dân vùng lũ khi cho rằng đồng bào nơi đây đã có những hành vi cướp đồ cứu trợ, mất trật tự, tranh giành, cãi cọ nhau.

Mục đích của việc này là để tạo nên sự kì thị, vẽ nên bức tranh rất xấu về hình ảnh người dân vùng lũ, nhằm khoét sâu vào tâm lý, tư tưởng, thái độ và cách nhìn nhận của những người đã và đang có ý định làm từ thiện sẽ suy nghĩ lại, thậm chí dừng hành động cứu trợ của mình.

Đây thực chất là thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây khó khăn, cản trở cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai mà các lực lượng chức năng, những nhà hảo tâm đang hướng về miền Trung ruột thịt. Trong khi chính nhân dân vùng lũ đang gặp rất nhiều khó khăn.

- Có một số đối tượng đã xây dựng những tiểu phẩm, đoạn video ngắn bày tỏ quan điểm phản đối, lên án chính quyền, có ý kiến đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước khi thiên tai xảy ra. Những video này sau khi chia sẻ, đăng tải đã thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của cộng đồng mạng. Đáng chú ý là những video sau khi được sự cổ súy của một số người, hùa vào lên án, đả kích chế độ, miệt thị, hoài nghi các cơ quan chức năng trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên, môi trường, công tác cứu trợ đồng bào.

Mục đích của những video này nhằm tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm lý tò mò, đổ lỗi cho chính quyền và một bộ phận người dân. Thông qua việc kích động, phá hoại tư tưởng, gây chia rẽ này, các đối tượng ý đồ tập hợp một bộ phận quần chúng nhân dân thiếu hiểu biết, nhận thức sai lệch để hình thành những lực lượng chống Đảng, Nhà nước sau này.

- Các trung tâm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống đối Việt Nam có lịch sử hình thành từ lâu. Đứng đằng sau những trung tâm này là cả một bộ phận chuyên trách, có "kinh nghiệm" thông qua các cá nhân, những đối tượng chống đối, có “quan điểm chính trị khác biệt” trong nước thu thập tin tức nhằm mục đích bôi nhọ, hạ bệ Việt Nam trên không gian mạng và diễn đàn quốc tế. Đặc biệt những nội dung thông tin tuyên truyền vô căn cứ, cắt gọt, thêu dệt đó sẽ tác động trực tiếp đến những người thiếu thông tin. Một trong những đối tượng mà các trung tâm này hướng đến thấy rõ nhất chính là cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại.

Lợi dụng đợt lũ lụt lịch sử miền Trung vừa mới diễn ra, các trang, trung tâm phá hoại tư tưởng chuyên nghiệp này cũng ngay lập tức không bỏ qua cơ hội để thực hiện hoạt động chống phá của mình. Chúng đã dẫn dắt các phát biểu được cho là của những người có học thức trong nước với các chức danh như phó giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ hay một cụm từ mà các trung tâm này hay sử dụng là “chuyên gia trong nước” hay “chuyên gia chuyên nghiên cứu về Việt Nam” để dẫn dắt dư luận, tạo độ tin cậy cho những thông tin mà chúng đưa ra.

Mục đích của chúng, ngoài chống phá Đảng, Nhà nước thì còn nhằm cung cấp những thông tin thiếu chính xác, tiêu cực về tình hình trong nước đối với cộng đồng người dân nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại nói riêng. Đây là những đối tượng có sự quan tâm nhất định đối với diễn biến tình hình trong nước.

Từ phân tích trên, chúng ta thấy được âm mưu ẩn đằng sau những hoạt động mà các cá nhân, tổ chức chống phá đã thực hiện. Mục tiêu của chúng là nhằm gây khó khăn, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, muốn hướng đến mục tiêu chính trị nhằm chia rẽ nhân dân với Đảng, Nhà nước, với chính quyền cơ sở. Đặc biệt là người dân vùng lũ, những người thân của họ đang phải chịu những mất mát không gì bù đắp được.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng lại phải làm như vậy? Đây là câu hỏi ít người để ý hoặc có xuất hiện nhưng lại chưa kịp trả lời mà thay vào đó đã bị những luận điệu kích động làm nhiễu thông tin. Bên cạnh ý thức, thái độ với Đảng, Nhà nước thì đằng sau đó là lợi ích, là vật chất, tiền bạc, là những gì lợi lộc mà các đối tượng nhận được từ các tổ chức, đối tượng và thế lực chống đối bên ngoài. Đây như một hình thức "trả công" cho những kẻ tay sai vốn dĩ từ lâu đã làm thuê bằng hoạt động chống phá Việt Nam. Vì lợi ích vật chất, vì động cơ cá nhân mà chúng không từ bất cứ một sự kiện nào diễn ra trong xã hội, kể cả lũ lụt đau thương đang diễn ra tại miền Trung để kích động chống phá. Nói tóm lại, ngoài mục đích, ý đồ chống phá thì đây còn là một cơ hội “kiếm ăn” đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ich quốc gia, dân tộc.