Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bộ Y tế tiếp nhận thêm 1.317.500 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca

T.Hợp - 16:38, 27/09/2021

Trưa 27/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa tiếp tục bàn giao 1.317.500 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca cho Bộ Y tế.

(Ảnh: VNVC)
(Ảnh: VNVC)

Đại diện Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cho biết lô vaccine trên về đến sân bay Tân Sơn Nhất ngày 24/9. Sau ba ngày kiểm định chất lượng,  ngày 27/9 vaccine đã được bàn giao cho Bộ Y tế.

Như vậy, Từ 1/9/2021 đến 27/9/2021, VNVC đã bàn giao hơn 5 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho Bộ Y tế, kịp thời tăng cường cho TP. Hồ Chí Minh và các địa phương chống dịch.

Các lô vaccine này thuộc hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca từ cuối năm 2020. Đến nay, hợp đồng lịch sử này của VNVC đã mang về gần 15 triệu liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho hàng chục triệu người dân, đóng góp to lớn vào công cuộc chống đại dịch Covid-19 của nước ta.

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã tiếp nhận hơn 50 triệu liều vaccine Covid-19 các loại, từ nhiều nguồn khác nhau. Tới tối 26/9, hơn 38,3 triệu liều vaccine đã được tiêm, trong đó tiêm 1 mũi là 30.420.963 liều, tiêm mũi 2 là 7.946.283 liều.

Việt Nam đặt mục tiêu tiếp nhận 150 triệu liều vaccine Covid-19 trong năm nay, tiêm chủng khoảng 70% dân số, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện 8 loại vaccine phòng Covid-19. Trong đó, sớm nhất là AstraZeneca, SputnikV, Johnson & Johnson, Moderna, Pfizer, Sinopharm, Hayat-Vax và Abdala./.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.