Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra việc phá rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia để làm đường

Nguyên Long - Lê Hường - 16:34, 18/02/2022

Đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) đã vào kiểm tra hiện trường vụ phá rừng, mở đường Trường Sơn Đông qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng) khi chưa chuyển đổi mục đích.

Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu kiểm tra tại hiện trường
Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu kiểm tra tại hiện trường

Theo thông tin, Đường Trường Sơn Đông khởi công xây dựng năm 2007 và dự kiến hoàn thành năm 2020, do Ban Quản lý dự án 46, Bộ Tổng tham mưu làm đại diện chủ đầu tư. Tổng chiều dài toàn tuyến là 671 km, trong đó tận dụng 42km đường cũ, có 2 hầm và 2 đường đôi lưỡng dụng, 125 cầu các loại... Tuyến đường chạy qua 7 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đắk Lắk và kết thúc ở Lâm Đồng. Con đường này đi qua Vườn Quốc gia Chư Yang Sin và Bidoup - Núi Bà, do thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang đất giao thông gặp rất nhiều khó khăn, khiến dự án bị chậm tiến độ trong nhiều năm.

Đường Trường Sơn Đông xuyên qua Vườn quốc gia
Đường Trường Sơn Đông xuyên qua Vườn quốc gia

Mặc dù việc làm đường xuyên rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 46, Bộ Tổng Tham mưu đã tự ý phá rừng, mở đường Trường Sơn Đông xuyên qua hai vườn quốc gia trên. Vì vậy, UBND hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 46, Bộ Tổng tham mưu dừng toàn bộ việc tác động đến rừng và đất lâm nghiệp tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin.

Đoàn công tác đã đi dọc tuyến đường bị san ủi hơn 10km tại hai vườn quốc gia Chư Yang Sin và Bidoup Núi Bà, hàng chục hecta rừng dọc đường đã bị ủi trắng. Nhiều cây rừng bị ủi nghiêng bật gốc, nằm lăn lóc dưới phần taluy âm hoặc đã bị đất đá vùi lấp.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.