Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bộ sách song ngữ tâm huyết của cô giáo dạy tiếng Việt ở Ukraine

PV - 09:57, 26/08/2021

Bốn năm là khoảng thời gian mà cô giáo Hà Thị Vân Anh miệt mài viết bộ sách tiếng Việt để dành tặng cho các sinh viên bộ môn tiếng Việt của Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev mang tên Taras Shevchenko và tất cả những ai yêu thích tiếng Việt tại Ukraine.

Cô giáo Hà Thị Vân Anh và những cuốn sách tiếng Việt song ngữ. (Ảnh: NVCC)
Cô giáo Hà Thị Vân Anh và những cuốn sách tiếng Việt song ngữ. (Ảnh: NVCC)

Năm 2018, cô giáo Vân Anh đã hoàn thành hai cuốn Tiếng Việt trình độ ATiếng Việt trình độ B. Ở cuốn thứ hai, cô Vân Anh chịu trách nhiệm phần tiếng Việt, còn đồng nghiệp Victoria Musiychuk chịu trách nhiệm về phần trình bày, trang trí hình ảnh và toàn bộ phần tiếng Ukraine.

Từ năm 2019, cô bắt tay thực hiện cuốn thứ ba là Tiếng Việt nâng cao. Mới đây, cuốn sách dày 242 trang này đã được cô hoàn thành với nỗ lực cao trong thời gian diễn ra dịch Covid-19.

Đây cũng là bộ sách song ngữ Việt-Ukraine đầu tiên do Nhà xuất bản Helvetica in ấn và phát hành rộng rãi trên toàn Ukraine.

Hóa giải khó khăn học tiếng Việt

Đã nhiều viên là giáo viên Bộ môn tiếng Việt tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev Taras mang tên Taras Shevchenko, cô Vân Anh cho biết việc đưa sách từ Việt Nam sang Ukraine là cả một vấn đề khó khăn.

Cô chia sẻ: “Không phải lúc nào cũng mua được đủ số sách mình cần và mang được sách sang đúng thời điểm, vì khoảng cách không gian địa lý giữa hai nước khá xa. Với lại, do đặc thù ngôn ngữ của mỗi nước có nhiều điểm chưa tương đồng và các bài học chưa đủ đáp ứng theo chương trình dạy ở trường”.

Các sinh viên của Bộ môn tiếng Việt cũng nói rằng: “Các quyển sách giáo khoa Tiếng Việt của Việt Nam rất hay, dễ hiểu nhưng khi sang Việt Nam thực hành nói, chúng em không hiểu những câu mà người Việt Nam nói khi đối thoại. Chúng em thích những bài hội thoại có tính chất dân dã, đời thường để dễ giao tiếp”.

Chính vì vậy, các bài hội thoại trong các quyển sách này mang tính rất đời thường. Những gì mà người Việt Nam gặp nhau khi nói chuyện thì cũng được đưa vào trong sách để người học có thể sử dụng chúng dễ dàng khi giao tiếp với người Việt.

Ngoài ra, các sinh viên còn sử dụng kém các nhóm từ đồng nghĩa, thường không phân biệt được khi nào cần nói từ này mà không dùng từ kia nên trong quyển sách nâng cao, phần ngữ pháp thường được chú trọng vào cách phân biệt và sử dụng các từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa.

Theo bố cục của một số sách giáo khoa tiếng Việt ở Việt Nam, thường là phần hội thoại trước, sau đó là chú thích ngữ pháp, rồi đến phần bài đọc, bài tập và sau cùng là bài đọc thêm. Với bố cục như thế, khi dạy giáo viên lại phải lọc các từ mới trong bài hội thoại và bài đọc, sau đó lại tìm các cấu trúc ngữ pháp để giải thích để các sinh viên dễ hiểu.

Cho nên, trong bộ sách tiếng Việt này bố cục có những cải tiến khác để phù hợp hơn với việc học tiếng Việt ở nước ngoài.

Đối với cuốn dành cho trình độ A và trình độ B thì bố cục sẽ chia ra làm 4 phần: Bài học (bao gồm: Từ vựng, ngữ pháp, bài luyện), Bài tập, Bài đọc và Phát âm.

Còn với cuốn tiếng Việt nâng cao thì bố cục sẽ chia làm 8 phần: Từ vựng (được liệt kê từ bài Hội thoại, Bài đọc và đôi khi từ các ví dụ), Ngữ pháp, Bài luyện, Bài Hội thoại, Bài đọc, Bài tập, Bài Đọc thêm và Ca dao, tục ngữ, thành ngữ và các câu nói hay.

Hành trình ý nghĩa với những niềm vui

Bắt đầu viết sách từ tháng 7/2017, các cuốn sách của cô Vân Anh đã được các giáo sư, tiến sĩ của Khoa, Viện hàn lâm và Trường Đại học khác nhận xét và trình Hội đồng khoa học của Khoa, Viện Ngôn ngữ và Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev mang tên Taras Shevchenko để thông qua, sau đó đã được trường duyệt cấp kinh phí in ấn.

Cũng trong thời điểm đó, rất may là bộ sách đã được Nhà xuất bản Helvetica – một trong những Nhà xuất bản hàng đầu của Ukraine tìm đến và đề nghị ký hợp đồng được độc quyền xuất bản và phát hành trong vòng b năm.

Cô Vân Anh chia sẻ, việc viết sách buộc phải nhanh nên cô đã viết cấp tốc cả ngày lẫn đêm, liên tục mấy tháng trời để có sách học. Trong thời gian đó cô vừa dạy ở trường, vừa dạy ở trung tâm Tiếng Việt và tối về nhà lại vùi đầu vào việc viết sách.

Bìa sách tiếng Việt của cô Hà Thị Vân Anh
Bìa sách tiếng Việt của cô Hà Thị Vân Anh

“Có những hôm làm việc đến 3-4 giờ sáng, rồi phải chuẩn bị bài để lên lớp buổi sáng. Thời gian đó cô hầu như thức trắng đêm, có hôm cứ phải mắt nhắm mắt mở mà viết. Nhiều lúc mệt mỏi quá, cô muốn bỏ ý định viết tiếp sách, nhưng lại nghĩ cần phải có một bộ sách tiếng Việt hoàn chỉnh cho các em sinh viên nên cô lại cố gắng viết cho xong. Khi hoàn thành xong bộ sách cô rất mừng mặc dù mắt đã bị mờ đi rất nhiều”.

Điều cô Vân Anh thấy hài lòng là hai cuốn sách đầu đã được đưa vào dạy thử nghiệm và đã có kết quả tốt. Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp với các sinh viên nên cô đã hiểu điểm yếu của sinh viên để khi viết đưa vào chương trình học các bài học thiết thực trong giao tiếp hàng ngày, giúp các em thuận lợi hơn trong việc học.

Như vậy, bộ sách tiếng Việt đã được thực hiện như mong ước của cô giáo Việt ở xứ người. Cuốn sách này không chỉ dành riêng cho các em sinh viên của trường Đại học mà còn dành cho tất cả những người người yêu thích học tiếng Việt trên thế giới có thể tiếp cận.

Cô Vân Anh hy vọng, bộ sách ít nhiều sẽ giúp cho người học hiểu và yêu tiếng Việt, yêu đất nước, con người Việt Nam và để tiếng Việt sẽ ngày càng được lan tỏa rộng ra khắp thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...