Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023

T.Hợp - 07:30, 03/09/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4088/BGDĐT-GDTH gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023.


Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Bộ GDĐT hướng dẫn các Sở GDĐT triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với giáo dục tiểu học như sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh;

Thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32 (Chương trình GDPT 2018) đối với lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16 (Chương trình GDPT 2006) đối với lớp 4, lớp 5;

Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, bảo đảm chất lượng dạy học các môn học theo chương trình GDPT cấp tiểu học;

Chú trọng thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật giáo dục 2019;

Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn 5 nhiệm vụ cụ thể như sau:

Về thực hiện chương trình GDPT: Theo đó thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kiên trì và nâng cao chất lượng giáo dục: Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục; Nâng cao hiệu quả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, hình thức đánh giá.

Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục và thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục thông qua: Rà soát, quy hoạch hợp lý mạng lưới trường, lớp; Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và đảm bảo hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Thực hiện hiệu quả tổ chức dạy học môn học Tiếng dân tộc thiểu số và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện hiệu quả lớp học linh hoạt, lớp ghép.

Củng cố và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục bằng cách củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Tăng cường huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dụcưu tiên bố trí ngân sách địa phương, thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu của ngành Giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt; thực hiện huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hiện hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo quy định của Bộ GDĐT. Quan tâm đầu tư, bổ sung kinh phí nâng cấp, xây dựng cải tạo thư viện đáp ứng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông sử dụng hiệu quả các nguồn lực được huy động, phải biến các nguồn lực được huy động thành chất lượng giáo dục của nhà trường; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kế hoạch dạy học và giáo dục theo quy định, đảm bảo sự tham gia của các lực lượng xã hội như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội... để giúp nhà trường huy động được các nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng, thực thi và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Đẩy mạnh công tác truyền thông bằng cách chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tổ chức triển khai sách giáo khoa cấp tiểu học, chú trọng các nội dung liên quan đến lớp 1, lớp 2, lớp 3 và công tác chuẩn bị đối với các lớp sau theo lộ trình. Tổ chức truyền thông đa phương tiện nhằm tuyên truyền, định hướng các chủ trương, chính sách mới về giáo dục; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông tại địa phương; nâng cao việc phân tích và xử lý thông tin để đáp ứng yêu cầu truyền thông của Ngành; đẩy mạnh truyền thông về nội dung, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tạo sự đồng thuận giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Khuyến khích đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục viết bài và đưa tin về các hoạt động của Ngành việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến của cấp học.... để tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng./.