Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Phước: Đồng bào dân tộc Khmer vui đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Lê Hoàng - 16:22, 13/04/2021

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer diễn ra từ ngày 13 đến 15/4/2021. Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Bình Phước đang tưng bừng vui đón Tết cổ truyền dân tộc.


Đông đảo người dân tham dự Lễ hội Phá Bàu
Đông đảo người dân tham dự Lễ hội Phá Bàu

Lộc Ninh là huyện biên giới giáp ranh với Campuchia - đất nước đang có dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp. Các cấp chính quyền huyện Lộc Ninh đã thống nhất phương án tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trong khuôn khổ kiểm soát của ngành y tế.

Tại chùa Sóc Lớn, bà con gói 700 bánh tét phục vụ Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sene Neak Ta, Sene Thvai (cúng ông bà, tổ tiên) diễn ra từng phum, sóc của xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh… Cùng với đó, các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc diễn ra tại các địa phương như: Lễ hội Dua Tpeng (hay còn gọi Lễ hội Phá Bàu) tại bàu Kapot (Kro Pout), xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh.

Văn nghệ chào mừng Lễ hội Phá Bàu của đồng bào Khmer
Văn nghệ chào mừng Lễ hội Phá Bàu của đồng bào Khmer

Đặc biệt, Lễ hội Phá Bàu của đồng bào Khmer tại Bình Phước vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo.

Lễ hội được tổ chức để cầu mưa thuận, gió hòa, bà con sản xuất thuận lợi, dân làng đoàn kết, yên vui. Lễ hội còn có ý nghĩa tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ bàu nước, để cá tôm sinh sôi phát triển, cuộc sống dân làng ngày càng no đủ.

Lễ hội Phá bàu phản ánh rõ nét đời sống của cư dân nông nghiệp. Thông qua lễ hội, người dân mong muốn được bình an, khỏe mạnh, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.