Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bình Định: Ưu tiên đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTTS

T.Nhân - H.Trường - 15:41, 18/04/2025

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều kế hoạch, giải pháp cụ thể, ưu tiên triển khai đào tạo nghề gắn với tạo việc làm bền vững.

Thời gian qua, tỉnh Bình Định tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. (Ảnh minh họa)
Thời gian qua, tỉnh Bình Định tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề cho đồng bào DTTS. (Ảnh minh họa)

Theo đó, tỉnh Bình Định đã lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh trong công tác này như: Miễn 100% học phí, hỗ trợ ăn trưa, chi phí đi lại cho người học thuộc đối tượng yếu thế; tư vấn, giới thiệu việc làm tại chỗ hoặc liên kết với các doanh nghiệp may mặc, chế biến nông sản, xây dựng; khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, nhóm sản xuất sau học nghề...

Theo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định, năm 2024, đơn vị đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về hướng nghiệp - học nghề và việc làm tại các huyện miền núi, như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Lão và Tây Sơn, với hàng nghìn người tham gia, trong đó chủ yếu là học sinh và thanh niên DTTS. Đây là một phần trong chuỗi chương trình được triển khai trên toàn tỉnh, nhằm giúp thanh niên vùng đồng bào DTTS tiếp cận thông tin nghề nghiệp, định hướng tương lai từ sớm.

Không chỉ dạy nghề, thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định còn đẩy mạnh giới thiệu việc làm và tư vấn xuất khẩu lao động, hỗ trợ học bổng nghề, hỗ trợ chi phí học nghề, vay vốn khởi nghiệp. Nhờ đó giúp người dân bớt e ngại, mạnh dạn hơn trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Đơn cử như huyện An Lão, trong năm 2024 có 36 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, trong đó 19 người là người DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và là ngôi nhà chung của 95% đồng bào DTTS, trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đặc biệt, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã có nhiều điều kiện thuận lợi để cụ thể hóa mục tiêu này.