Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bỉ ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực cấy ghép y học

PV - 10:05, 02/06/2022

Cấy ghép 3D đang được phát triển để điều trị cho những bệnh nhân - vì lý do chấn thương nặng, tai nạn hoặc bệnh tật - không thể trông cậy vào việc điều chỉnh mô xương mà không cần cấy ghép, vì “lỗ hổng” quá lớn.

Bỉ ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực cấy ghép y học. Ảnh: brusselstimes.com
Bỉ ứng dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực cấy ghép y học. Ảnh: brusselstimes.com

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học của Bỉ đã bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực y học tái tạo. Trong số các nhà khoa học đang thúc đẩy lĩnh vực này có Giáo sư Liesbet Geris của Đại học Liège (ULiège). Bà là một trong số những người đạt giải thưởng do Quỹ AstraZeneca trao tặng gần đây cho công trình “Theo đuổi hình thức cấy ghép xương - sử dụng các mô hình kỹ thuật số trong lĩnh vực kỹ thuật cấy ghép mô”.

Ban giám khảo của Quỹ Nghiên cứu Khoa học và đối tác nói tiếng Hà Lan, FWO, đã chọn khen thưởng cho Giáo sư Liesbet Geris vì nguyên mẫu cấy ghép 3D “con quay hồi chuyển” của bà.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Liesbet Geris đã tạo ra các mô hình số dựa trên hàng nghìn dữ liệu từ các ca cấy ghép trước đó. Điều này cho phép phát triển một hình dạng cụ thể, cho phép in 3D bằng vật liệu tự nhiên được tìm thấy trong xương, canxi photphat.

Nhờ dữ liệu đặc biệt này - một cấu trúc được gọi là “con quay hồi chuyển” - các tế bào của con người bị thu hút bởi vật liệu sinh học này hơn là các vật liệu đang được sử dụng cho việc cấy ghép trong y học hiện nay.

Cấy ghép 3D đang được phát triển để điều trị cho tất cả những bệnh nhân - vì lý do chấn thương nặng, tai nạn hoặc bệnh tật - không thể trông cậy vào việc điều chỉnh mô xương mà không cần cấy ghép, vì “lỗ hổng” quá lớn. Đó có thể là những người đã được cắt bỏ khối u hoặc những người bị bệnh di truyền, như bệnh u sợi thần kinh, đặc trưng trong một số trường hợp là tổn thương xương, hoặc một người cần cấy ghép răng nhưng không còn đủ xương để thực hiện.

Trong tất cả các tình huống này, một phần tử in 3D có thể được cấy ghép và một vật liệu sinh học sau đó sẽ có nhiệm vụ thu hút các tế bào của bệnh nhân để chúng hình thành các mô mới xung quanh đó, sau đó sẽ tích hợp hoàn toàn vào cơ thể bệnh nhân.

Công nghệ in 3D được ứng dụng trong lĩnh vực cấy ghép y học của Giáo sư Liesbet Geris được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này./.