Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bùng phát tại Bình Định và Quảng Ngãi

Huỳnh Đại - 17:03, 02/03/2022

Trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, hiện nay bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò bùng phát và diễn biến khá phức tạp.

Dịch bệnh làm nhiều trâu, bò trên địa bàn tử vong. (Ảnh minh họa)
Dịch bệnh làm nhiều trâu, bò trên địa bàn tử vong. (Ảnh minh họa)

Tại tỉnh Bình Định, ông Huỳnh Ngọc Diệp - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh Bình Định cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò của tỉnh bùng phát trở lại trên 7 địa phương.

Cụ thể, từ ngày 20/1 đến nay, toàn tỉnh có 234 con trâu, bò mắc viêm da nổi cục. Trong đó, thị xã Hoài Nhơn và huyện Phù Cát có lượng trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục nhiều nhất, với 143 con. Qua khảo sát, số gia súc mắc bệnh đa số là bê, nghé 2 - 5 tháng tuổi, chưa được tiêm phòng vắc xin.

Hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã cho xuất gần 9 tấn thuốc khử trùng cho các địa phương phun tiêu độc, vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan mạnh. Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi - Thú y tỉnh cũng thành lập các tổ cơ động phòng, chống dịch để tổng rà soát lại số lượng bê, nghé chưa mới sinh chưa kịp, chưa được tiêm vắc xin để kịp thời tiêm phòng.

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm 2022 đến nay, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò bùng phát trên 4 địa phương, với 381 con bị bệnh, ảnh hưởng đến 324 hộ gia đình.

Để khống chế dịch bệnh, ông Trần Hoàng Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin hỗ trợ 40.000 liều vắc xin viêm da nổi cục trên trâu bò.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...