Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Hát Sli của người Nùng'

PV - 09:10, 19/04/2021

Tối 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hát Sli của người Nùng” xã Xuân Dương, huyện Na Rì và giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn (ngoài cùng bên phải) trao Bằng công nhận nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hát Sli của người Nùng” cho các nghệ nhân. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn (ngoài cùng bên phải) trao Bằng công nhận nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hát Sli của người Nùng” cho các nghệ nhân. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN

Hát Sli của người Nùng (xã Xuân Dương) ra đời, tồn tại và lưu truyền trong cộng đồng gắn liền với hoạt động của Chợ Tình Xuân Dương, tổ chức vào ngày 25/3 âm lịch hằng năm. Đây là loại hình trình diễn nghệ thuật dân gian tiêu biểu, đặc sắc của xã Xuân Dương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 830/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2021.

Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN
Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng biểu dương các tập thể, cá nhân, nghệ nhân đã tham gia nghiên cứu, sưu tầm, hỗ trợ, cung cấp thông tin để xây dựng hồ sơ khoa học di sản nghệ thuật trình diễn “Hát Sli của người Nùng” ở xã Xuân Dương.

Ông Phạm Duy Hưng đề nghị các cấp, ngành, đặc biệt là nghệ nhân dân gian, cộng đồng dân cư tại các địa phương, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt cho thế hệ trẻ về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có “Hát Sli của người Nùng”. Bên cạnh đó, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ cộng đồng, gia đình và nghệ nhân tổ chức truyền dạy, trình diễn, quảng bá di sản; hướng dẫn, hỗ trợ nghệ nhân hoàn thiện hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân…

Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN
Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Vũ Hoàng Giang/TTXVN

Ngay sau phần lễ, khán giả được hòa mình vào chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Trong chương trình, các nghệ nhân, diễn viên đến từ 8 huyện, thành phố, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ trên địa bàn tỉnh đã mang đến cho khán giả nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, phong phú với chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước./.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.