Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

Bảo tàng Áo dài tổ chức Ngày hội Di sản nhằm kích cầu du lịch

Nguyệt Anh (T/h) - 10:54, 15/11/2021

Nhân Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Kỷ niệm 7 năm ngày dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bảo tàng Áo dài tổ chức Ngày hội Di sản với nhiều hoạt động phong phú.

Khai mạc Ngày hội Di sản tại Bảo tàng Áo dài Việt Nam
Khai mạc Ngày hội Di sản tại Bảo tàng Áo dài Việt Nam

Để thu hút du khách, công chúng trong nước đến tham quan tại Bảo tàng Áo dài trong điều kiện thích ứng với cuộc sống bình thường mới sau đại dịch COVID-19, Bảo tàng Áo dài đã tổ chức Ngày hội Di sản trong chuỗi các hoạt động cộng đồng. Đây là một hoạt động thiết thực góp phần cùng TP. Hồ Chí Minh kích cầu du lịch nội địa. Các hoạt động được tổ chức riêng lẻ ở nhiều địa điểm tránh tập trung đông người, đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch.

Điểm nhấn của Ngày hội là phần giao lưu, trình diễn dân ca, ví giặm, quan họ, đờn ca tài tử... giúp khán giả, nhất là khán giả trẻ, hiểu hơn về các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Nghệ nhân ưu tú Hồng Oanh chia sẻ: "Chúng ta tự hào là đất nước có nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với người Việt Nam, việc mang văn hóa của quê hương đi gieo ở những nơi mình sinh sống, lan tỏa với lớp trẻ để gìn giữ hồn thiêng, tâm tư, tình cảm của cha ông để lại không chỉ là trách nhiệm của mỗi nghệ nhân mà còn của bất kỳ ai để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc".

Dịp này, Bảo tàng Áo dài cũng tổ chức tiếp nhận hiện vật là áo dài của các nhà giáo và nhà hoạt động văn hóa có nhiều đóng góp cho xã hội như áo dài của tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, Mã Thanh Cao - nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh...

Nghệ sĩ biểu diễn ví giặm trên sân khấu nổi ở Bảo tàng Áo dài (Ảnh BTT)
Nghệ sĩ biểu diễn ví giặm trên sân khấu nổi ở Bảo tàng Áo dài (Ảnh BTT)
Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.