Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

“Băm nát” rừng ngập mặn ở đầm Thị Nại để làm biệt thự du lịch: Đánh đổi môi trường lấy kinh tế?

Lê Phương - 14:16, 17/07/2020

Rừng ngập mặn ven đầm Thị Nại ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) là “vành đai xanh” phòng, chống thiên tai. Nhưng thời gian qua, nhiều diện tích rừng đã bị “băm nát” để xây dựng các biệt thự du lịch.

Nhiều diện tích cây xanh trong rừng ngập mặn đang mất dần do triển khai dự án du lịch
Nhiều diện tích cây xanh trong rừng ngập mặn đang mất dần do triển khai dự án du lịch

Tháng 8/2019, UBND tỉnh Bình Định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Khu du lịch sinh thái và biệt thự đầm Thị Nại do Công ty CP Thị Nại EcoBay làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, dự án san lấp hơn 500.000m2 để xây dựng biệt thự, công trình thương mại dịch vụ… với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.

Sau khi được phê duyệt dự án, dù UBND tỉnh mới chấp thuận chủ trương khảo sát, thăm dò, lập hồ sơ cấp phép nhưng chủ đầu tư đã tiến hành hút, thổi cát trên đầm Thị Nại để san lấp mặt bằng. Không gian xanh của đầm Thị Nại nham nhở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Ông Huỳnh Văn Ba, ở phường Đống Đa (TP. Quy Nhơn) nói: “Nhà nước từng khuyến khích chúng tôi trồng rừng ngập mặn để chắn gió, chắn sóng và có sinh kế. Nhưng giờ lại cho doanh nghiệp phá hết, người dân chúng tôi biết làm nghề gì để sống”.

Trước sự phản đối của người dân, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng các hoạt động bơm hút cát để điều chỉnh quy hoạch lại cho phù hợp.

Theo ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, việc giao đất trước đây cho doanh nghiệp không phù hợp quy hoạch, làm phát sinh nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân. Do đó, tỉnh đang điều chỉnh quy hoạch, nhằm trả lại phần diện tích mặt nước để người dân, mưu sinh.

Trao đổi về vấn đề dư luận quan tâm là, tỉnh Bình Định đánh đổi môi trường để thu hút dự án du lịch, ông Trần Châu khẳng định không có. “Bình Định đang tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư, nhất là lĩnh vực du lịch nhưng không chấp nhận dự án phá hủy môi trường”, ông Trần Châu khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.