Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHUYÊN TRANG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
CHƯƠNG TRÌNH 1719 * NÔNG THÔN MỚI * GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

25 tỉnh, thành phố cho học sinh đến trường học trực tiếp

P. Ngọc - 09:40, 29/09/2021

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tính đến ngày 28/9, cả nước có 25 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp; 13 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 địa phương còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, 25 địa phương hiện đang tổ chức dạy học trực tiếp cho 100% học sinh, gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện Biên, Gia lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hoà Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên bái, Quảng Ninh.

13 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, gồm có : Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Thừa Thiên Huế.

25 địa phương còn lại tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình, gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hà Nam.

25 tỉnh, thành phố cho học sinh đến trường học trực tiếp 1

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để triển khai việc dạy và học ứng phó với dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022.

Các hướng dẫn yêu cầu các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đảm bảo mục tiêu chất lượng giáo dục.

Theo đó, đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.

Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Đối với lớp 6 thực hiện CT GDPT 2018 thực hiện dạy học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều kiện phòng, chống Covid-19. Trong đó, những nội dung phù hợp và thuận lợi cho học sinh khai thác, sử dụng hiệu quả sách giáo khoa và học liệu dạy học trực tuyến, các nhà trường sẽ tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Đối với những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm, nhà trường tổ chức lựa chọn, sử dụng học liệu dạy học trực tuyến để dạy học, hoặc hướng dẫn học sinh tự thực hiện ở nhà phù hợp với điều kiện thực tế.

Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12 thực hiện CT GDPT 2006, Bộ GD&ĐT hướng thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo phụ lục II và III kèm theo công văn 4040/BGDĐT-GDTrH. 

Tin cùng chuyên mục
Tiếng nước mình...

Tiếng nước mình...

Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...